Ngoài một số nguyên nhân như điều kiện tài chính, khuyết tật thì cầm cảm, mất cảm giác ngon miệng cũng có thể dẫn đến nhu cầu dinh dưỡng vẫn cần nhưng cơ thể không hấp thụ được. Hơn nữa điều kiện y tế và một số loại thuốc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự thiếu hụt vitamin ở người già.1. Kẽm. Ảnh hưởng lớn đến các chức năng trên cơ thể. Một khi cơ thể không được nạp đủ khoáng chất này, sẽ dẫn đến suy giảm chức năng hệ thống miễn dịch, cũng như tăng nguy cơ viêm nhiễm và những bệnh tật như ung thư, tim mạch hay tiểu đường. Người lớn tuổi đa phần tiêu thụ ít kẽm. Dấu hiệu thiếu kẽm là rụng tóc, khó lành vết lở loét trên da, nhiễm trùng, tiêu chảy.Bổ sung kẽm bằng cách ăn các loại thịt nạc và hải sản, đặc biệt là hàu có lượng kẽm cao nhất trong các thực phẩm. Trung bình, lượng kẽm cần là 11 mg/ngày đối với nam và 8 mg/ngày đối với nữ. Ngũ cốc và các nguồn thực vật giàu đạm khác như đậu và cây họ đậu cũng có khá nhiều kẽm. Nếu không thể nạp đủ kẽm qua thực phẩm thì có thể bổ sung vitamin tổng hợp nhưng không nên quá 40 mg mỗi ngày.2. Sắt. Ngoài việc bổ sung máu, sắt có nhiệm vụ cung cấp oxy đến tất cả các mô. Không đủ sắt sẽ dẫn đến các tế bào không đủ oxy gây ra mệt mỏi, giảm khả năng miễn dịch, khó thở, ăn mất ngon, hay chóng mặt. Thịt đỏ, thịt gia cầm và cá đều giàu chất sắt, các loại rau chân vịt, các loại hạt và hải sản cũng là nguồn sắt dồi dào cho cơ thể người già.3. Canxi. Là một trong những khoáng chất bổ sung thiết yếu cho xương và răng. Điều dễ hiểu là người già, đặc biệt thời kỳ 5 -10 năm sau mãn kinh dễ thiếu hụt canxi bởi xương và răng bị lão hóa. Canxi còn đóng góp vai trò quan trọng trong các dây thần kinh và cơ bắp.Một chế độ ăn uống nhiều canxi có thể làm chậm quá trình lão hóa này. Người lớn tuổi nên bổ sung 1.200 mg/ngày và tổng lượng canxi không được vượt quá 2.500 mg mỗi ngày. Canxi có trong rau lá xanh, sữa, hạnh nhân, sung, các sản phẩm từ sữa.4. Vitamin D. Loại vitamin này giúp ruột hấp thụ canxi, sắt, magiê, phốt pho, kẽm. Do người lớn tuổi có xu hướng giảm khả năng tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời làm cho da nhợt nhạt, xương loãng. Nếu bổ sung lượng vitamin D đầy đủ thì sẽ giảm bớt được nguy cơ gãy xương ở người lớn tuổi.Vitamin D có trong các thực phẩm như dầu cá, lòng đỏ trứng và các loại rau xanh. Gợi ý cho lượng vitamin D hàng ngày là là 2.000 IU vitamin D (IU: đơn vị đo của chất). Bổ sung đúng lượng vitamin này có thể bảo vệ chống lại ung thư vú, buồng trứng và ung thư ruột kết.5. Vitamin B12. Tác dụng với các dây thần kinh, các tế bào máu đỏ và các DNA. Loại vitamin này cũng thúc đẩy năng lượng, trao đổi chất và tâm trạng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Tỉ lệ thiếu hụt vitamin B12 tăng theo độ tuổi, 13% những người cao tuổi bị viêm mãn tính dẫn đến niêm mạc dạ dày.Dấu hiệu của thiếu hụt vitamin B12 là suy nhược cơ thể, thèm ăn, đau lưỡi, dễ chảy máu chân răng. Hãy ăn những loại thịt, gia cầm, hải sản, sữa và trứng để bổ sung vitamin B12.
Ngoài một số nguyên nhân như điều kiện tài chính, khuyết tật thì cầm cảm, mất cảm giác ngon miệng cũng có thể dẫn đến nhu cầu dinh dưỡng vẫn cần nhưng cơ thể không hấp thụ được. Hơn nữa điều kiện y tế và một số loại thuốc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự thiếu hụt vitamin ở người già.
1. Kẽm. Ảnh hưởng lớn đến các chức năng trên cơ thể. Một khi cơ thể không được nạp đủ khoáng chất này, sẽ dẫn đến suy giảm chức năng hệ thống miễn dịch, cũng như tăng nguy cơ viêm nhiễm và những bệnh tật như ung thư, tim mạch hay tiểu đường. Người lớn tuổi đa phần tiêu thụ ít kẽm. Dấu hiệu thiếu kẽm là rụng tóc, khó lành vết lở loét trên da, nhiễm trùng, tiêu chảy.
Bổ sung kẽm bằng cách ăn các loại thịt nạc và hải sản, đặc biệt là hàu có lượng kẽm cao nhất trong các thực phẩm. Trung bình, lượng kẽm cần là 11 mg/ngày đối với nam và 8 mg/ngày đối với nữ. Ngũ cốc và các nguồn thực vật giàu đạm khác như đậu và cây họ đậu cũng có khá nhiều kẽm. Nếu không thể nạp đủ kẽm qua thực phẩm thì có thể bổ sung vitamin tổng hợp nhưng không nên quá 40 mg mỗi ngày.
2. Sắt. Ngoài việc bổ sung máu, sắt có nhiệm vụ cung cấp oxy đến tất cả các mô. Không đủ sắt sẽ dẫn đến các tế bào không đủ oxy gây ra mệt mỏi, giảm khả năng miễn dịch, khó thở, ăn mất ngon, hay chóng mặt. Thịt đỏ, thịt gia cầm và cá đều giàu chất sắt, các loại rau chân vịt, các loại hạt và hải sản cũng là nguồn sắt dồi dào cho cơ thể người già.
3. Canxi. Là một trong những khoáng chất bổ sung thiết yếu cho xương và răng. Điều dễ hiểu là người già, đặc biệt thời kỳ 5 -10 năm sau mãn kinh dễ thiếu hụt canxi bởi xương và răng bị lão hóa. Canxi còn đóng góp vai trò quan trọng trong các dây thần kinh và cơ bắp.
Một chế độ ăn uống nhiều canxi có thể làm chậm quá trình lão hóa này. Người lớn tuổi nên bổ sung 1.200 mg/ngày và tổng lượng canxi không được vượt quá 2.500 mg mỗi ngày. Canxi có trong rau lá xanh, sữa, hạnh nhân, sung, các sản phẩm từ sữa.
4. Vitamin D. Loại vitamin này giúp ruột hấp thụ canxi, sắt, magiê, phốt pho, kẽm. Do người lớn tuổi có xu hướng giảm khả năng tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời làm cho da nhợt nhạt, xương loãng. Nếu bổ sung lượng vitamin D đầy đủ thì sẽ giảm bớt được nguy cơ gãy xương ở người lớn tuổi.
Vitamin D có trong các thực phẩm như dầu cá, lòng đỏ trứng và các loại rau xanh. Gợi ý cho lượng vitamin D hàng ngày là là 2.000 IU vitamin D (IU: đơn vị đo của chất). Bổ sung đúng lượng vitamin này có thể bảo vệ chống lại ung thư vú, buồng trứng và ung thư ruột kết.
5. Vitamin B12. Tác dụng với các dây thần kinh, các tế bào máu đỏ và các DNA. Loại vitamin này cũng thúc đẩy năng lượng, trao đổi chất và tâm trạng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Tỉ lệ thiếu hụt vitamin B12 tăng theo độ tuổi, 13% những người cao tuổi bị viêm mãn tính dẫn đến niêm mạc dạ dày.
Dấu hiệu của thiếu hụt vitamin B12 là suy nhược cơ thể, thèm ăn, đau lưỡi, dễ chảy máu chân răng. Hãy ăn những loại thịt, gia cầm, hải sản, sữa và trứng để bổ sung vitamin B12.