Ung thư vú
Trong số những bệnh ung thư hiện nay, ung thư vú đã trở thành sát thủ lớn nhất đối với sức khỏe của chị em phụ nữ. Nghiên cứu đã chỉ ra lý do tại sao phụ nữ có nhiều nguy cơ bị ung thư vú hơn nam giới. Đó là bởi phụ nữ có tế bào tuyến vú nhiều hơn nam giới và tốc độ phát triển của chúng nhanh hơn. Kết quả là, các tế bào ung thư vú ở nữ giới có xu hướng nhân rộng nhanh hơn nhiều so với nam giới.
Tuy ung thư vú là một loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ (chiếm 1,6% nguyên nhân gây tử vong ở phụ nữ) nhưng lại là loại bệnh có khả năng chữa khỏi cao. Để tránh bị ung thư vú, việc phòng ngừa và phát hiện sớm đóng một vai trò rất quan trọng. Nếu phát hiện sớm, việc chữa bệnh ung thư vú sẽ dễ dàng và đạt kết quả tốt hơn,
Loãng xương
Loãng xương là bệnh thường gặp ở nữ, chứng bệnh này diễn ra âm thầm không có dấu hiệu rõ ràng làm xương bị giòn yếu dẫn đến làm giảm tuổi thọ và thậm chí tử vong do gãy xương.
Loãng xương còn gọi là thưa xương, xốp xương là tình trạng giảm khối lượng xương, thường đi kèm với gãy xương, đặc biệt là lún các đốt sống. Tuổi cao cùng với việc giảm nội tiết tố, ăn uống thiếu chất là nguyên nhân dẫn đến loãng xương.
|
Ảnh minh họa. |
Loãng xương là hậu quả của nhiều nguyên nhân gây ra như: bệnh nội tiết; bệnh thận nặng thải mất quá nhiều canxi; hậu quả của việc dùng thuốc corticoid kéo dài; loãng xương của tuổi mãn kinh và xốp xương của người già chiếm khoảng 90% các trường hợp.
Phụ nữ sau mãn kinh thiếu hụt nội tiết tố estrogen, nên chức năng điều hòa hấp thụ canxi vào xương bị suy giảm. Loãng xương sau mãn kinh gọi là loãng xương týp I, loãng xương týp II là loãng xương tuổi già. Tỷ lệ loãng xương týp II ở nữ gấp đôi nam và hay gặp gãy cổ xương đùi, gãy lún các đốt sống. Loại loãng xương này liên quan tới hai yếu tố là giảm hấp thu canxi và giảm chức năng tạo cốt bào, dẫn tới cường tuyến cận giáp trạng thứ phát. Ngoài ra, người ta còn thấy có một số yếu tố tăng nguy cơ bị loãng xương là: yếu tố di truyền, không hay ít hoạt động thân thể, người tạng gầy, người không sinh đẻ, người tắt kinh sớm…
Bệnh tiểu đường
Trong những năm gần đây, tỉ lệ tử vong ở nữ giới do bệnh tiểu đường gây ra luôn cao hơn so với nam giới. Bệnh tiểu đường không làm ảnh hưởng đến tuổi xuất hiện mãn kinh, song mãn kinh là thời kỳ có nhiều biến đổi về tâm lý và nội tiết do đó có tác động nhiều đến phụ nữ trong giai đoạn này.
Trên thực tế có nhiều người được chẩn đoán là tiểu đường sau khi mãn kinh hoặc đường máu trở nên kém kiểm soát ở những người đã được chẩn đoán từ trước.
Một rối loạn thường gặp ở thời kỳ mãn kinh rất khó chịu cho phụ nữ đó là những cơn bốc hoả: xuất hiện ở mặt, phía ngực, cổ, lưng có thể đi kèm theo đỏ mặt, vã mồ hôi. Những cơn bốc hoả này xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Bệnh nhân và bác sĩ cần phân biệt rõ cơn bốc hoả và hạ đường huyết vì thái độ xử trí hoàn toàn khác nhau. Cơn hạ đường huyết thường đi kèm tim đập nhanh, nhìn mờ, run chân tay và đói cồn cào. Trong trường hợp không rõ ràng, xét nghiệm đường máu mao mạch sẽ giúp chẩn đoán phân biệt dễ dàng.?
Trầm cảm
Theo nghiên cứu cho thẩy, tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm ở phụ nữ cao hơn nam giới. Các tiêu chí để chẩn đoán trầm cảm đều giống nhau ở cả hai giới, tuy nhiên người ta nhận thấy rằng các biểu hiện của trầm cảm ở phụ nữ thường là lo âu, mặc cảm có tội và thay đổi khẩu vị cũng như thói quen ăn uống. Nguyên nhân của sự khác biệt này giữa nam và nữ vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng có thể có sự liên quan giữa nồng độ nội tiết tố sinh dục nữ với chứng trầm cảm.
Co nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm. Các yếu tố di truyền, môi trường và mất cân bằng về hóa học có thể là những yếu tố nguy cơ liên quan đến trầm. Phụ nữ có khuynh hướng dễ bị trầm cảm hơn có thể do tác dụng của những thay đổi về nội tiết tố. Tuổi cũng là một yếu tố. Trầm cảm có thể bắt đầu ở mọi tuổi, tuy nhiên, tuổi trung bình để xuất hiện là vào khoảng nhóm tuổi 20. Tính di truyền và những bệnh tật trước đó có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện trầm cảm.
Bệnh tự miễn
Phụ nữ là đối tượng dễ bị nhiều loại bệnh tự miễn dịch (miễn nhiễm), bao gồm lupus (còn gọi là ban đỏ hệ thống), viêm khớp dạng thấp và bệnh đa xơ cứng.
Các nhà khoa học có quan điểm rằng khả năng nguyên nhân khiến nữ giới dễ bị mắc các bệnh tự miễn nhiễm hơn nam giới là do chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền, một phần do nội tiết và sự thay đổi của hormone giới tính trong suốt cuộc đời. Yếu tố môi trường và xã hội cũng có thể là một trong những yếu tố khiến phụ nữ có nguy cơ mắc những bệnh này nhiều hơn nam giới.