Một bức tượng Phật cổ Tây Tạng bằng đồng sơn thếp vàng niên đại thế kỷ 19, hiện vật trong trưng bày chuyên đề về tượng Phật một số nước châu Á ở Bảo tàng Lịch sử TP HCM.Tượng Quan Âm bằng đồng sơn thếp vàng của Tây Tạng thế kỷ 19. Theo sử sách, Phật giáo đến Tây Tạng vào thế kỷ thứ 7. Khi du nhập vào vùng đất này, Phật giáo đã có sự kết hợp với truyền thống tâm linh bản địa có bề dày lịch sử nhiều thế kỷ.Nét đặc trưng của Phật giáo Tây Tạng là sự kết hợp giữa Đại thừa - hệ phái Phật giáo phổ biến ở vùng Đông Bắc Á - và Kim Cương thừa - hệ phái khởi nguồn từ các giai đoạn sớm của lịch sử Phật giáo ở Ấn Độ, phổ biến ở Nam Á.Do đặc trưng ấy, nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng nói chung và tượng Phật Tây Tạng nói riêng phát triển dưới những ảnh hưởng của các phong cách nghệ thuật Ấn Độ, Nepal, Kashmir và Trung Hoa cổ.Một điểm đáng chú ý trong nghệ thuật tạo tác tượng Phật cổ Tây Tạng là vị thế gần như độc tôn của chất liệu đồng. Người ta không tìm thấy dấu tích của chạm khắc đá trong điêu khắc Phật giáo Tây Tạng.Một bức tượng Hộ pháp Tây Tạng, thế kỷ 19. Theo nhận định của các nhà nghiên cứu, những tác phẩm này phản ánh một phong cách trang trí tỉ mỉ đặc trưng của Neal, vùng đất tiếp giáp Tây Tạng, chịu ảnh hưởng của Phật giáo từ rất sớm.Những bức tượng được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử TP HCM khiến nhiều người ngạc nghiên về mức độ tinh xảo. Có thể cảm nhận điều này qua cách thể hiện những ngón tay của tượng Hộ pháp thế kỷ 19 trong ảnh.Một bức tượng Hộ pháp khác thể hiện trình độ tuyệt đỉnh của người nghệ nhân Tây Tạng hơn một thế kỷ trước, với hàng chục cánh tay được tạo hình vô cùng sống động.Hình tượng Hộ pháp trong Phật giáo Tây Tạng rất đa dạng và phong phú, mang đậm dấu ấn của tín ngưỡng bản địa.Tượng A Di Đà tọa thiền của Tây Tạng thế kỷ 19 gợi lên một hình ảnh khác lạ so với hình dung của người Việt về Phật A Di Đà.Tượng Quan Âm Chuẩn Đề của Phật giáo Tây Tạng, thế kỷ 19.Qua các tác phẩm đặc sắc này, người xem có thể cảm nhận phần nào không gian tâm linh huyền bí của miền đất Tây Tạng ngay giữa lòng Sài Gòn... Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.
Một bức tượng Phật cổ Tây Tạng bằng đồng sơn thếp vàng niên đại thế kỷ 19, hiện vật trong trưng bày chuyên đề về tượng Phật một số nước châu Á ở Bảo tàng Lịch sử TP HCM.
Tượng Quan Âm bằng đồng sơn thếp vàng của Tây Tạng thế kỷ 19. Theo sử sách, Phật giáo đến Tây Tạng vào thế kỷ thứ 7. Khi du nhập vào vùng đất này, Phật giáo đã có sự kết hợp với truyền thống tâm linh bản địa có bề dày lịch sử nhiều thế kỷ.
Nét đặc trưng của Phật giáo Tây Tạng là sự kết hợp giữa Đại thừa - hệ phái Phật giáo phổ biến ở vùng Đông Bắc Á - và Kim Cương thừa - hệ phái khởi nguồn từ các giai đoạn sớm của lịch sử Phật giáo ở Ấn Độ, phổ biến ở Nam Á.
Do đặc trưng ấy, nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng nói chung và tượng Phật Tây Tạng nói riêng phát triển dưới những ảnh hưởng của các phong cách nghệ thuật Ấn Độ, Nepal, Kashmir và Trung Hoa cổ.
Một điểm đáng chú ý trong nghệ thuật tạo tác tượng Phật cổ Tây Tạng là vị thế gần như độc tôn của chất liệu đồng. Người ta không tìm thấy dấu tích của chạm khắc đá trong điêu khắc Phật giáo Tây Tạng.
Một bức tượng Hộ pháp Tây Tạng, thế kỷ 19. Theo nhận định của các nhà nghiên cứu, những tác phẩm này phản ánh một phong cách trang trí tỉ mỉ đặc trưng của Neal, vùng đất tiếp giáp Tây Tạng, chịu ảnh hưởng của Phật giáo từ rất sớm.
Những bức tượng được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử TP HCM khiến nhiều người ngạc nghiên về mức độ tinh xảo. Có thể cảm nhận điều này qua cách thể hiện những ngón tay của tượng Hộ pháp thế kỷ 19 trong ảnh.
Một bức tượng Hộ pháp khác thể hiện trình độ tuyệt đỉnh của người nghệ nhân Tây Tạng hơn một thế kỷ trước, với hàng chục cánh tay được tạo hình vô cùng sống động.
Hình tượng Hộ pháp trong Phật giáo Tây Tạng rất đa dạng và phong phú, mang đậm dấu ấn của tín ngưỡng bản địa.
Tượng A Di Đà tọa thiền của Tây Tạng thế kỷ 19 gợi lên một hình ảnh khác lạ so với hình dung của người Việt về Phật A Di Đà.
Tượng Quan Âm Chuẩn Đề của Phật giáo Tây Tạng, thế kỷ 19.
Qua các tác phẩm đặc sắc này, người xem có thể cảm nhận phần nào không gian tâm linh huyền bí của miền đất Tây Tạng ngay giữa lòng Sài Gòn...
Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.