Dinh thự đại gia ở nước Việt thời cổ đại trông như thế nào? Câu trả lời cho điều này có thể tìm thấy ở những mô hình nhà cổ được khai quật ở Việt Nam. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội là nơi đang lưu giữ một mô hình nhà có tuổi đời gần 2.000 năm còn rất nguyên vẹn.Đây là một mô hình bằng đất nung có niên đại từ thế kỷ 1-3 được chôn theo quan tài của một gia đình sinh sống tại khu vực miền Bắc Việt Nam ngày nay. Mang theo mong muốn "nhà cao cửa rộng" ở thế giới bên kia, mô hình này thể hiện quan niệm của người xưa về một ngôi nhà lý tưởng, biểu tượng cho một cuộc sống sung túc vào thời điểm đó.Qua mô hình mang tính giản lược này, có thể hình dung ra một ngôi nhà có khuôn viên khá rộng với cổng hướng ra mặt đường, được ngăn cách với khu nhà có hai tầng lầu bằng một khoảng sân rộng có tường bao dùng làm nơi sinh hoạt, phơi phóng nông sản. Hai bên sân là hai gian có mái che, có thể dùng làm nơi chứa dụng cụ, đồ đạc.Với cấu trúc nhiều tầng, ngôi nhà được làm móng cẩn thận và xây bằng gạch kiên cố. Cổng và các gian nhà đều được lợp ngói.Khu nhà chính được chia làm nhiều phòng theo bố cục đối xứng hai bên. Gian giữa của tầng hai có một ban công rộng nhìn xuống sân. Các căn phòng đều có cửa sổ để hứng ánh nắng tự nhiên.Nhìn chung, đây là kiểu dinh thự của người Hán được du nhập vào Việt Nam từ đầu thời Bắc thuộc. Chủ nhân của chúng là những chức sắc, quan lại người Hán và có thể là cả một bộ phận người Việt cổ có quyền thế, tài sản...Bên cạnh mô hình nhà, một số mô hình đất nung khác có cùng niên đại cũng tiết lộ những khía cạnh khác nhau về kiến trúc ở Việt Nam giai đoạn đầu công nguyên, ví dụ như mô hình giếng nước này.Mô hình tái hiện hình ảnh của một giếng cổ được xây dựng khá kiểu cách với mái che lợp ngói, niên đại vào thế kỷ 1-3. Đây có thể là kiểu giếng từng được xây dựng phổ biến trong những nhà giàu có ở Việt Nam thời Bắc thuộc.Các mô hình đất nung này thể hiện một số đồ dùng trong nhà, gồm bếp lò và nồi chõ.
Dinh thự đại gia ở nước Việt thời cổ đại trông như thế nào? Câu trả lời cho điều này có thể tìm thấy ở những mô hình nhà cổ được khai quật ở Việt Nam. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội là nơi đang lưu giữ một mô hình nhà có tuổi đời gần 2.000 năm còn rất nguyên vẹn.
Đây là một mô hình bằng đất nung có niên đại từ thế kỷ 1-3 được chôn theo quan tài của một gia đình sinh sống tại khu vực miền Bắc Việt Nam ngày nay. Mang theo mong muốn "nhà cao cửa rộng" ở thế giới bên kia, mô hình này thể hiện quan niệm của người xưa về một ngôi nhà lý tưởng, biểu tượng cho một cuộc sống sung túc vào thời điểm đó.
Qua mô hình mang tính giản lược này, có thể hình dung ra một ngôi nhà có khuôn viên khá rộng với cổng hướng ra mặt đường, được ngăn cách với khu nhà có hai tầng lầu bằng một khoảng sân rộng có tường bao dùng làm nơi sinh hoạt, phơi phóng nông sản. Hai bên sân là hai gian có mái che, có thể dùng làm nơi chứa dụng cụ, đồ đạc.
Với cấu trúc nhiều tầng, ngôi nhà được làm móng cẩn thận và xây bằng gạch kiên cố. Cổng và các gian nhà đều được lợp ngói.
Khu nhà chính được chia làm nhiều phòng theo bố cục đối xứng hai bên. Gian giữa của tầng hai có một ban công rộng nhìn xuống sân. Các căn phòng đều có cửa sổ để hứng ánh nắng tự nhiên.
Nhìn chung, đây là kiểu dinh thự của người Hán được du nhập vào Việt Nam từ đầu thời Bắc thuộc. Chủ nhân của chúng là những chức sắc, quan lại người Hán và có thể là cả một bộ phận người Việt cổ có quyền thế, tài sản...
Bên cạnh mô hình nhà, một số mô hình đất nung khác có cùng niên đại cũng tiết lộ những khía cạnh khác nhau về kiến trúc ở Việt Nam giai đoạn đầu công nguyên, ví dụ như mô hình giếng nước này.
Mô hình tái hiện hình ảnh của một giếng cổ được xây dựng khá kiểu cách với mái che lợp ngói, niên đại vào thế kỷ 1-3. Đây có thể là kiểu giếng từng được xây dựng phổ biến trong những nhà giàu có ở Việt Nam thời Bắc thuộc.
Các mô hình đất nung này thể hiện một số đồ dùng trong nhà, gồm bếp lò và nồi chõ.