Thạp đồng Đào Thịnh là một bảo vật quốc gia độc nhất vô nhị đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội.Đây là một hiện vật thuộc nền văn hóa Đông Sơn, có niên đại từ 2.500 - 2.000 trước, được chế tác bằng đồng với chiều cao 98cm, đường kính miệng 61 cm, đường kính đáy 60 cm.Thạp có dáng hình trụ, thuôn dần xuống đáy. Nắp đậy hình nón cụt, ở giữa có hình mặt trời 12 tia, xung quanh có 11 vành hoa văn.Nét đặc sắc nhất của thạp đồng Đào Thịnh là trên nắp thạp có 4 cặp tượng trai gái đang giao hợp (hiện còn 2 cặp nguyên vẹn).Các bức tượng được tạo tác rất chi tiết với hình ảnh người trai thì xõa tóc, ngang hông đeo dao găm, đóng khố, gái bận váy ngắn, để ngực trần...Thông qua hình tượng phồn thực này, người xưa muốn phản ánh khát vọng sinh sôi nẩy nở, sự phồn thịnh của con người và vạn vật.Khối tượng thứ 5 nằm chính giữa nắp, đã bị gãy nên không xác định được tượng mô phỏng hình ảnh gì của cư dân Việt cổ. Tuy nhiên, theo nhân chứng phát hiện ra chiếc thạp, chỗ bị gãy này cũng là tượng đôi nam nữ giao hoan.Trên thân thạp đồng Đào Thịnh đúc nổi 25 băng hoa văn: răng cưa, vòng tròn tiếp tuyến…Đáng chú ý nhất là tám chiếc thuyền, thể hiện thành bốn cặp thuyền dính với nhau bởi hình hai con cá sấu đấu chân đối nhau. Trên thuyền có những tốp người cầm vũ khí. Trên bầu trời có chim bay, phía dưới là cá và các loài chim, thú ăn bắt cá.Các vòng hoa văn ở chân thạp.Nắp thạp có 4 cặp quai, ứng với 4 cặp quai trên thân thạp. Kiểu thức giống quai giống như quai của các trống đồng Đông Sơn đã được phát hiện.Không chỉ có một mật độ hoa văn dày đặc và được chế tác đặc biệt cẩn thận, thạp đồng Đào Thịnh còn là chiếc thạp có kích thước hoành tráng của văn hóa Đông Sơn, tiêu tốn một lượng đồng lên tới 760kg.Lần ngược lại quá khứ, năm 1961, một người dân ở xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, trong lúc câu cá ở bờ sông Hồng đã phát hiện chiếc thạp ló ra từ vách đất mới lở.Khi mới phát hiện, bên trong thạp lồng có một thạp đồng khác nhỏ hơn. Trong đó có mảnh gỗ đã mục, một số cục xỉ đồng, răng người và chất nhầy màu đen như than tro. Đây có thể là tro cốt thuộc về một khu mộ quý tộc Đông Sơn giàu có. Thạp được đưa về trưng bày tại Bảng tàng tỉnh Yên Bái, sau đó là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.Theo giới nghiên cứu, thạp đồng là nhóm hiện vật tiêu biểu bậc nhất của văn hóa Đông Sơn. Diện phân bố của thạp chỉ giới hạn trong cộng đồng cư dân Đông Sơn cổ điển, tức vùng miền Bắc Việt Nam, chứ không lan tỏa rộng ra toàn vùng Đông Nam Á như trống đồng. Trong những ngôi mộ quý tộc, thạp đồng Đông Sơn luôn được chôn cất ở những vị trí quan trọng bên cạnh những đồ lễ nghi cao quý nhất.Có thể nói, thạp đồng Đào Thịnh là bản thông điệp của quá khứ gửi cho thế hệ mai sau về cuộc sống vật chất và quan niệm phồn thực, khát vọng sinh sôi nẩy nở của con người và vạn vật của cư dân nông nghiệp lúa nước.
Thạp đồng Đào Thịnh là một bảo vật quốc gia độc nhất vô nhị đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội.
Đây là một hiện vật thuộc nền văn hóa Đông Sơn, có niên đại từ 2.500 - 2.000 trước, được chế tác bằng đồng với chiều cao 98cm, đường kính miệng 61 cm, đường kính đáy 60 cm.
Thạp có dáng hình trụ, thuôn dần xuống đáy. Nắp đậy hình nón cụt, ở giữa có hình mặt trời 12 tia, xung quanh có 11 vành hoa văn.
Nét đặc sắc nhất của thạp đồng Đào Thịnh là trên nắp thạp có 4 cặp tượng trai gái đang giao hợp (hiện còn 2 cặp nguyên vẹn).
Các bức tượng được tạo tác rất chi tiết với hình ảnh người trai thì xõa tóc, ngang hông đeo dao găm, đóng khố, gái bận váy ngắn, để ngực trần...
Thông qua hình tượng phồn thực này, người xưa muốn phản ánh khát vọng sinh sôi nẩy nở, sự phồn thịnh của con người và vạn vật.
Khối tượng thứ 5 nằm chính giữa nắp, đã bị gãy nên không xác định được tượng mô phỏng hình ảnh gì của cư dân Việt cổ. Tuy nhiên, theo nhân chứng phát hiện ra chiếc thạp, chỗ bị gãy này cũng là tượng đôi nam nữ giao hoan.
Trên thân thạp đồng Đào Thịnh đúc nổi 25 băng hoa văn: răng cưa, vòng tròn tiếp tuyến…
Đáng chú ý nhất là tám chiếc thuyền, thể hiện thành bốn cặp thuyền dính với nhau bởi hình hai con cá sấu đấu chân đối nhau. Trên thuyền có những tốp người cầm vũ khí. Trên bầu trời có chim bay, phía dưới là cá và các loài chim, thú ăn bắt cá.
Các vòng hoa văn ở chân thạp.
Nắp thạp có 4 cặp quai, ứng với 4 cặp quai trên thân thạp. Kiểu thức giống quai giống như quai của các trống đồng Đông Sơn đã được phát hiện.
Không chỉ có một mật độ hoa văn dày đặc và được chế tác đặc biệt cẩn thận, thạp đồng Đào Thịnh còn là chiếc thạp có kích thước hoành tráng của văn hóa Đông Sơn, tiêu tốn một lượng đồng lên tới 760kg.
Lần ngược lại quá khứ, năm 1961, một người dân ở xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, trong lúc câu cá ở bờ sông Hồng đã phát hiện chiếc thạp ló ra từ vách đất mới lở.
Khi mới phát hiện, bên trong thạp lồng có một thạp đồng khác nhỏ hơn. Trong đó có mảnh gỗ đã mục, một số cục xỉ đồng, răng người và chất nhầy màu đen như than tro. Đây có thể là tro cốt thuộc về một khu mộ quý tộc Đông Sơn giàu có. Thạp được đưa về trưng bày tại Bảng tàng tỉnh Yên Bái, sau đó là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Theo giới nghiên cứu, thạp đồng là nhóm hiện vật tiêu biểu bậc nhất của văn hóa Đông Sơn. Diện phân bố của thạp chỉ giới hạn trong cộng đồng cư dân Đông Sơn cổ điển, tức vùng miền Bắc Việt Nam, chứ không lan tỏa rộng ra toàn vùng Đông Nam Á như trống đồng. Trong những ngôi mộ quý tộc, thạp đồng Đông Sơn luôn được chôn cất ở những vị trí quan trọng bên cạnh những đồ lễ nghi cao quý nhất.
Có thể nói, thạp đồng Đào Thịnh là bản thông điệp của quá khứ gửi cho thế hệ mai sau về cuộc sống vật chất và quan niệm phồn thực, khát vọng sinh sôi nẩy nở của con người và vạn vật của cư dân nông nghiệp lúa nước.