Không chỉ nổi tiếng với trống đồng, nền văn hóa Đông Sơn còn được biết đến với những loại vũ khí rất đa dạng và độc đáo. Trong số đó, nỏ Đông Sơn là một thứ vũ khí hủy diệt cực kỳ tinh xảo với sức hủy diệt đáng sợ, được lưu truyền trong sử sách.Trong các cuộc khai quật ở Việt Nam, giới khảo cổ đã tìm thấy những chiếc lẫy nỏ bằng đồng có kết cấu rất phức tạp, được làm từ nhiều bộ phận đúc rời.Lẫy nỏ Đông Sơn loại hình thành sớm thường gồm 3 bộ phận.Những lẫy nỏ giai đoạn sau phức tạp hơn với 6 bộ phận là hộp cò, lẫy cò, thước ngắm và các chốt liên kết.Chúng được chế tác hoàn hảo đến mức khi nhìn vào nhiều người sẽ lầm tưởng chúng là sản phẩm cơ khí của hàng nghìn năm sau.Những hiện vật này chứng tỏ cha ông ta cách đây hơn 2.000 năm đã có trình độ kỹ thuật đáng khâm phục.Mặc dù những gì còn sót lại không đủ để khôi phục lại hình hài toàn vẹn của nỏ Đông Sơn, nhưng sức mạnh của loại vũ khí này đã được huyền thoại hóa và lưu truyền cho đến nay.Đó chính là câu chuyện về thành Cổ Loa được bảo vệ bằng nỏ thần của vua An Dương Vương, có khả năng bắn mỗi phát ra hàng loạt mũi tên đồng làm cho quân xâm lược phương Bắc phải khiếp vía.Đây chắc chắn là một truyền thuyết được tạo nên từ sự kiện lịch sử có thật, khi các cuộc khai quật trong thế kỷ 20 đã phát lộ những kho chứa hàng vạn mũi tên đồng của thời Đông Sơn.Đây chủ yếu là loại mũi tên ba cạnh, ba cánh đều nhau, có trụ thân, có chuôi, có họng tra cán và kích thước lớn, được chế tạo hoàn hảo, sắc nhọn.Khi sử dụng, mỗi mũi tên được cắm vào chuôi bằng tre dài khoảng 1m, làm cân đối trọng lượng để tên bay xa và có khả năng sát thương lớn.Dựa trên về truyền thuyết nỏ thần, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng người Việt cổ đã phát triển kỹ thuật tạo ra loại lẫy để một lần bóp cò có thể bắn được nhiều tên, còn gọi là nỏ Liên Châu...
Không chỉ nổi tiếng với trống đồng, nền văn hóa Đông Sơn còn được biết đến với những loại vũ khí rất đa dạng và độc đáo. Trong số đó, nỏ Đông Sơn là một thứ vũ khí hủy diệt cực kỳ tinh xảo với sức hủy diệt đáng sợ, được lưu truyền trong sử sách.
Trong các cuộc khai quật ở Việt Nam, giới khảo cổ đã tìm thấy những chiếc lẫy nỏ bằng đồng có kết cấu rất phức tạp, được làm từ nhiều bộ phận đúc rời.
Lẫy nỏ Đông Sơn loại hình thành sớm thường gồm 3 bộ phận.
Những lẫy nỏ giai đoạn sau phức tạp hơn với 6 bộ phận là hộp cò, lẫy cò, thước ngắm và các chốt liên kết.
Chúng được chế tác hoàn hảo đến mức khi nhìn vào nhiều người sẽ lầm tưởng chúng là sản phẩm cơ khí của hàng nghìn năm sau.
Những hiện vật này chứng tỏ cha ông ta cách đây hơn 2.000 năm đã có trình độ kỹ thuật đáng khâm phục.
Mặc dù những gì còn sót lại không đủ để khôi phục lại hình hài toàn vẹn của nỏ Đông Sơn, nhưng sức mạnh của loại vũ khí này đã được huyền thoại hóa và lưu truyền cho đến nay.
Đó chính là câu chuyện về thành Cổ Loa được bảo vệ bằng nỏ thần của vua An Dương Vương, có khả năng bắn mỗi phát ra hàng loạt mũi tên đồng làm cho quân xâm lược phương Bắc phải khiếp vía.
Đây chắc chắn là một truyền thuyết được tạo nên từ sự kiện lịch sử có thật, khi các cuộc khai quật trong thế kỷ 20 đã phát lộ những kho chứa hàng vạn mũi tên đồng của thời Đông Sơn.
Đây chủ yếu là loại mũi tên ba cạnh, ba cánh đều nhau, có trụ thân, có chuôi, có họng tra cán và kích thước lớn, được chế tạo hoàn hảo, sắc nhọn.
Khi sử dụng, mỗi mũi tên được cắm vào chuôi bằng tre dài khoảng 1m, làm cân đối trọng lượng để tên bay xa và có khả năng sát thương lớn.
Dựa trên về truyền thuyết nỏ thần, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng người Việt cổ đã phát triển kỹ thuật tạo ra loại lẫy để một lần bóp cò có thể bắn được nhiều tên, còn gọi là nỏ Liên Châu...