Được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Quốc gia, ấn "Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo" được đúc bằng vàng khối, có quai hình con lân, là báu vật truyền ngôi của các vua nhà Nguyễn. Hiện vật này có số phận lịch sử khá ly kỳ, được ghi lại qua chính sử nhà Nguyễn.Cụ thể, sách Đại Nam thực lục chép về bảo ấn này như sau: “Mùa đông, tháng 12, ngày Nhâm Dần, đúc Quốc bảo. Năm ấy đúc xong, về sau liệt thánh truyền nhau lấy làm quốc bảo. Đến khi Duệ Tông Hiếu định Hoàng đế (tức chúa Nguyễn Phúc Thuần) vào Nam, cũng đem ấn ấy đi theo...”.“...Duệ Tông Hiếu định Hoàng đế băng thì để lại cho Thế tổ Cao Hoàng đế (tức vua Gia Long). Bấy giờ binh lửa hơn 20 năm, ấn ấy mất rồi lại tìm thấy nhiều lần”. Chuyện ấn “mất rồi thấy lại” được kể như sau: Khi chúa Nguyễn Ánh ra đảo Phú Quốc, người mang ấn theo sau bị lạc. Về sau người này mới tìm được vua và trao lại ấn.Khi chúa Nguyễn chạy về Ba Lai, người mang ấn lội qua sông, ấn rơi xuống nước, rồi người lội sau vướng chân chạm phải, lại mò lấy được. Nguyễn Ánh – Gia Long phiêu bạt sang Xiêm, cũng sai cận thần vượt biển lên bờ giấu ấn vào nơi cẩn mật, khi thấy yên ổn mới sai người về nước lấy ấn.Sau khi lên ngôi, vua Gia Long ra chỉ dụ rằng chiếc ấn sẽ là vật truyền ngôi: “Ấn báu này các đời truyền nhau, ngày xưa đã trải nhiều phen binh lửa, người chẳng chắc còn, mà ấn này vẫn cứ giữ trọn trước sau, chiếu văn và bổ dụng quan lại đều dùng ấn này, giữ tín trong nước, ai cũng hưởng ứng. Ấn này quan hệ với quốc gia không nhỏ”.Vì chiếc ấn có vai trò quan trọng như vậy nên khi vừa kế nghiệp, vua Minh Mạng mới “tự tay phong kín cất đi. Đến năm Đinh Dậu thứ 18 ngày 22 tháng chạp lại mở xem một lần rồi viết chữ son niêm lại để cất như cũ, dùng để truyền cho ức muôn đời”.Các nhà nghiên cứu đánh giá ấn "Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo" là một bảo vật vô giá của tiền nhân để lại. Ấn đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam vào năm 2016.Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.
Được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Quốc gia, ấn "Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo" được đúc bằng vàng khối, có quai hình con lân, là báu vật truyền ngôi của các vua nhà Nguyễn. Hiện vật này có số phận lịch sử khá ly kỳ, được ghi lại qua chính sử nhà Nguyễn.
Cụ thể, sách Đại Nam thực lục chép về bảo ấn này như sau: “Mùa đông, tháng 12, ngày Nhâm Dần, đúc Quốc bảo. Năm ấy đúc xong, về sau liệt thánh truyền nhau lấy làm quốc bảo. Đến khi Duệ Tông Hiếu định Hoàng đế (tức chúa Nguyễn Phúc Thuần) vào Nam, cũng đem ấn ấy đi theo...”.
“...Duệ Tông Hiếu định Hoàng đế băng thì để lại cho Thế tổ Cao Hoàng đế (tức vua Gia Long). Bấy giờ binh lửa hơn 20 năm, ấn ấy mất rồi lại tìm thấy nhiều lần”. Chuyện ấn “mất rồi thấy lại” được kể như sau: Khi chúa Nguyễn Ánh ra đảo Phú Quốc, người mang ấn theo sau bị lạc. Về sau người này mới tìm được vua và trao lại ấn.
Khi chúa Nguyễn chạy về Ba Lai, người mang ấn lội qua sông, ấn rơi xuống nước, rồi người lội sau vướng chân chạm phải, lại mò lấy được. Nguyễn Ánh – Gia Long phiêu bạt sang Xiêm, cũng sai cận thần vượt biển lên bờ giấu ấn vào nơi cẩn mật, khi thấy yên ổn mới sai người về nước lấy ấn.
Sau khi lên ngôi, vua Gia Long ra chỉ dụ rằng chiếc ấn sẽ là vật truyền ngôi: “Ấn báu này các đời truyền nhau, ngày xưa đã trải nhiều phen binh lửa, người chẳng chắc còn, mà ấn này vẫn cứ giữ trọn trước sau, chiếu văn và bổ dụng quan lại đều dùng ấn này, giữ tín trong nước, ai cũng hưởng ứng. Ấn này quan hệ với quốc gia không nhỏ”.
Vì chiếc ấn có vai trò quan trọng như vậy nên khi vừa kế nghiệp, vua Minh Mạng mới “tự tay phong kín cất đi. Đến năm Đinh Dậu thứ 18 ngày 22 tháng chạp lại mở xem một lần rồi viết chữ son niêm lại để cất như cũ, dùng để truyền cho ức muôn đời”.
Các nhà nghiên cứu đánh giá ấn "Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo" là một bảo vật vô giá của tiền nhân để lại. Ấn đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam vào năm 2016.
Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.