Nằm ở số 65 Lý Tự Trọng, Dinh Gia Long - tòa nhà Bảo tàng TP HCM – là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của Sài Gòn thời Pháp thuộc. Tòa dinh thự cổ này có lịch sử gắn với nhiều sự kiện quan trọng của đô thành Sài Gòn.Khánh thành năm 1890, ban đầu tòa nhà được dùng làm Bảo tàng Thương mại. Sau đó công trình dùng vào nhiều mục đích khác nhau như dinh Thống đốc, dinh Khâm sai, dinh Tổng trấn, dinh Thủ tướng… Tên gọi Dinh Gia Long có từ năm 1954, do cựu hoàng Bảo Đại đặt khi làm Quốc trưởng.Sau khi Quốc trưởng Bảo Đại thoái vị năm 1955, Dinh Gia Long được dùng làm Dinh Quốc khách. Ngày 27/2/1962, Dinh Độc Lập bị ném bom, tập đoàn Diệm - Nhu chuyển sang Dinh Gia Long và ở đây cho đến ngày bị lật đổ vào tháng 11/1963.Sau 1975, Dinh Gia Long tạm thời bị bỏ không. Đến năm 1978, TP HCM ra quyết định sử dụng tòa nhà này làm Bảo tàng Cách mạng TP HCM, năm 1999 thì chuyển đổi thành Bảo tàng TP HCM như hiện nay.Nằm ở số 97A Phó Đức Chính, trụ sở của Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM hiện tại chính là tư dinh của một trong “Tứ đại phú hộ” đất Sài Gòn xưa: Nhà tư sản người Hoa Hứa Bổn Hỏa (Hui Bon Hoa), mà dân Sài Gòn vẫn quen gọi là chú Hỏa.Đây là một tòa nhà đồ sộ có bố cục đăng đối, gồm 2 dãy nhà ngang và 2 dãy nhà dọc khép kín, được khánh thành năm 1925. Dù được thiết kế bởi các kiến trúc sư người Pháp, công trình là sự kết hợp khá hài hòa những giá trị mỹ thuật Âu – Á đương thời.Do quy mô quá to lớn với nhiều phòng ốc nên người Sài Gòn còn gọi dinh thự của chú Hỏa là căn nhà 99 cửa. Đây có lẽ chỉ là con số tượng trưng. Số cửa thực tế của tòa nhà có thể còn nhiều hơn.Có một giai thoại kể rằng, sau khi dinh thự khánh thành, chính quyền Pháp thời bấy giờ không cho người sống trong nhà dùng cửa trước, vì cửa này lớn hơn cửa dinh Toàn quyền. Vì thế, gia chủ phải dùng cửa sau. Từ năm 1991, tòa nhà trở thành Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM.Ở góc phía Đông khuôn viên Dinh Độc Lập, có một ngôi biệt thự mang kiến trúc kiểu Pháp mà trong nhiều năm ít được người đời nhắc đến. Đây là dấu tích còn lại của Dinh Norodom – biểu tượng cho sức mạnh và sự hiện diện của người Pháp ở Nam Kỳ.Ngược dòng lịch sử, Dinh Norodom khánh thành năm 1871, là nơi ở và làm việc của các Thống đốc Nam kỳ và Toàn quyền Đông Dương. Năm 1954, công trình đổi tên là Dinh Độc Lập. Năm 1962, tòa nhà bị phi công nổi loạn ném bom hư hỏng nặng.Nhà cầm quyền Sài Gòn khi đó quyết định san bằng dinh cũ và xây dựng Dinh Độc Lập mới. Chỉ còn lại một tòa nhà của Dinh Norodom cũ được giữ lại, nằm gần đường Nguyễn Du, chính là dinh thự được nói đến ở đây.Gần đây, tòa dinh thự cổ được cải tạo và dùng làm nhà trưng bày chuyên đề “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868-1966”. Đây là nơi cung cấp một lượng thông tin phong phú về các nhân vật từng sống trong Dinh Độc Lập.Mời quý độc giả xem video: Huyền thoại xe Honda 67 trên đường phố Sài Gòn - TP. HCM. Nguồn VTV24.
Nằm ở số 65 Lý Tự Trọng, Dinh Gia Long - tòa nhà Bảo tàng TP HCM – là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của Sài Gòn thời Pháp thuộc. Tòa dinh thự cổ này có lịch sử gắn với nhiều sự kiện quan trọng của đô thành Sài Gòn.
Khánh thành năm 1890, ban đầu tòa nhà được dùng làm Bảo tàng Thương mại. Sau đó công trình dùng vào nhiều mục đích khác nhau như dinh Thống đốc, dinh Khâm sai, dinh Tổng trấn, dinh Thủ tướng… Tên gọi Dinh Gia Long có từ năm 1954, do cựu hoàng Bảo Đại đặt khi làm Quốc trưởng.
Sau khi Quốc trưởng Bảo Đại thoái vị năm 1955, Dinh Gia Long được dùng làm Dinh Quốc khách. Ngày 27/2/1962, Dinh Độc Lập bị ném bom, tập đoàn Diệm - Nhu chuyển sang Dinh Gia Long và ở đây cho đến ngày bị lật đổ vào tháng 11/1963.
Sau 1975, Dinh Gia Long tạm thời bị bỏ không. Đến năm 1978, TP HCM ra quyết định sử dụng tòa nhà này làm Bảo tàng Cách mạng TP HCM, năm 1999 thì chuyển đổi thành Bảo tàng TP HCM như hiện nay.
Nằm ở số 97A Phó Đức Chính, trụ sở của Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM hiện tại chính là tư dinh của một trong “Tứ đại phú hộ” đất Sài Gòn xưa: Nhà tư sản người Hoa Hứa Bổn Hỏa (Hui Bon Hoa), mà dân Sài Gòn vẫn quen gọi là chú Hỏa.
Đây là một tòa nhà đồ sộ có bố cục đăng đối, gồm 2 dãy nhà ngang và 2 dãy nhà dọc khép kín, được khánh thành năm 1925. Dù được thiết kế bởi các kiến trúc sư người Pháp, công trình là sự kết hợp khá hài hòa những giá trị mỹ thuật Âu – Á đương thời.
Do quy mô quá to lớn với nhiều phòng ốc nên người Sài Gòn còn gọi dinh thự của chú Hỏa là căn nhà 99 cửa. Đây có lẽ chỉ là con số tượng trưng. Số cửa thực tế của tòa nhà có thể còn nhiều hơn.
Có một giai thoại kể rằng, sau khi dinh thự khánh thành, chính quyền Pháp thời bấy giờ không cho người sống trong nhà dùng cửa trước, vì cửa này lớn hơn cửa dinh Toàn quyền. Vì thế, gia chủ phải dùng cửa sau. Từ năm 1991, tòa nhà trở thành Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM.
Ở góc phía Đông khuôn viên Dinh Độc Lập, có một ngôi biệt thự mang kiến trúc kiểu Pháp mà trong nhiều năm ít được người đời nhắc đến. Đây là dấu tích còn lại của Dinh Norodom – biểu tượng cho sức mạnh và sự hiện diện của người Pháp ở Nam Kỳ.
Ngược dòng lịch sử, Dinh Norodom khánh thành năm 1871, là nơi ở và làm việc của các Thống đốc Nam kỳ và Toàn quyền Đông Dương. Năm 1954, công trình đổi tên là Dinh Độc Lập. Năm 1962, tòa nhà bị phi công nổi loạn ném bom hư hỏng nặng.
Nhà cầm quyền Sài Gòn khi đó quyết định san bằng dinh cũ và xây dựng Dinh Độc Lập mới. Chỉ còn lại một tòa nhà của Dinh Norodom cũ được giữ lại, nằm gần đường Nguyễn Du, chính là dinh thự được nói đến ở đây.
Gần đây, tòa dinh thự cổ được cải tạo và dùng làm nhà trưng bày chuyên đề “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868-1966”. Đây là nơi cung cấp một lượng thông tin phong phú về các nhân vật từng sống trong Dinh Độc Lập.
Mời quý độc giả xem video: Huyền thoại xe Honda 67 trên đường phố Sài Gòn - TP. HCM. Nguồn VTV24.