Toạ lạc ở số 29 đường Nhà Thờ trong khu phố cổ George Town, một Di sản văn hóa thế giới ở đảo Penang, Malaysia, dinh thự Hải Ký Sạn (Hai Kee Chan - tiệm buôn Hải Ký) là công trình minh chứng cho cuộc sống giàu sang của người Peranakan – cộng đồng người gốc Hoa ở Malaysia xưa.Hải Ký Sạn được xây dựng từ thế kỷ 19 và được giữ nguyên trạng cho đến nay. Công trình có vẻ ngoài đơn giản với khối nhà chính có hai tầng, các mô típ trang trí mang phong cách châu Âu.Nếu như phần ngoại thất của dinh thự không quá cầu kỳ thì khi qua khỏi phần ngạch cửa đậm chất Trung Hoa, cả một không gian mới sẽ mở ra...Dinh thự này mang âm hưởng lối kiến trúc truyền thống của người Hoa, có bố cục hình chữ “Khẩu”, gồm bốn dãy nhà khép kín với nhau tạo thành khoảng không lớn ở giữa làm giếng trời (thiên tỉnh) để lấy sáng.Nét nổi bật trong không gian sống ở Hải Ký Sạn là sự kết hợp văn hóa Đông – Tây. Nét phương Tây thể hiện ở các vật liệu xây dựng nhập từ châu Âu như gạch men, kính màu, các món đồ nội thất phong cách Anh quốc thời Victoria.Nét phương Đông thể hiện qua các chủ đề trang trí Trung Hoa như Tuế hàn tam hữu (tùng – trúc – mai), Tứ thời (mai – lan – cúc – trúc)… được khảm sứ hoặc chạm khắc tinh xảo trên gỗ với kỹ thuật chạm lộng, chạm thủng, trổ miếng điêu luyện.Một ví dụ điển hình về sự kết hợp Đông - Tây là phòng tiệc, nơi chủ nhà tiếp đãi những thương buôn đến từ châu Âu. Căn phòng gây choáng ngợp với bộ cửa và bao lam kiểu Trung Hoa thếp vàng rực rỡ, nhưng sử dụng bàn dài, đèn chùm pha lê và các chén đĩa châu Âu.Sự quý phái của Hải Ký Sạn thể hiện rõ nét trong các phòng ngủ và phòng trang điểm của quý bà, gọi là các Nyonya. Đây là nơi cất giữ những bộ trang phục lộng lẫy, các món đồ pha lê quý giá, và nhiều trang sức quyến rũ...Dinh thự này cũng được coi như một bảo tàng đặc sắc, nơi lưu giữ hàng nghìn cổ vật thuộc nhiều bộ sưu tập phản ánh lịch sử địa phương cũng như những nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng người Peranakan ở Penang xưa.Cổ vật ở đây rất phong phú về chất liệu, như gỗ, gốm, sứ, thuỷ tinh, bạc… xuất xứ từ Trung Hoa, Anh, Scotland, và các nước châu Âu, được trưng bày trong các không gian sống như phòng ăn, phòng ngủ, phòng khách… được giữ nguyên vị trí như ngày mà chủ nhân chúng sử dụng,Một khu hành lang trong dinh thự được bài trí bằng các đồ gỗ cổ theo phong cách sang trọng, quý phái.Ngày nay, tiệm buôn Hải Ký đã trở thành một trong những di tích quan trọng của Di sản văn hóa thế giới George Town. Đây là một điểm đến mà du khách không thể bỏ qua trên hòn đảo Penang xinh đẹp của Malaysia... Mời quý độc giả xem video: Ngỡ ngàng với cách "nấu cơm" của người châu Âu. Nguồn: VTV3.
Toạ lạc ở số 29 đường Nhà Thờ trong khu phố cổ George Town, một Di sản văn hóa thế giới ở đảo Penang, Malaysia, dinh thự Hải Ký Sạn (Hai Kee Chan - tiệm buôn Hải Ký) là công trình minh chứng cho cuộc sống giàu sang của người Peranakan – cộng đồng người gốc Hoa ở Malaysia xưa.
Hải Ký Sạn được xây dựng từ thế kỷ 19 và được giữ nguyên trạng cho đến nay. Công trình có vẻ ngoài đơn giản với khối nhà chính có hai tầng, các mô típ trang trí mang phong cách châu Âu.
Nếu như phần ngoại thất của dinh thự không quá cầu kỳ thì khi qua khỏi phần ngạch cửa đậm chất Trung Hoa, cả một không gian mới sẽ mở ra...
Dinh thự này mang âm hưởng lối kiến trúc truyền thống của người Hoa, có bố cục hình chữ “Khẩu”, gồm bốn dãy nhà khép kín với nhau tạo thành khoảng không lớn ở giữa làm giếng trời (thiên tỉnh) để lấy sáng.
Nét nổi bật trong không gian sống ở Hải Ký Sạn là sự kết hợp văn hóa Đông – Tây. Nét phương Tây thể hiện ở các vật liệu xây dựng nhập từ châu Âu như gạch men, kính màu, các món đồ nội thất phong cách Anh quốc thời Victoria.
Nét phương Đông thể hiện qua các chủ đề trang trí Trung Hoa như Tuế hàn tam hữu (tùng – trúc – mai), Tứ thời (mai – lan – cúc – trúc)… được khảm sứ hoặc chạm khắc tinh xảo trên gỗ với kỹ thuật chạm lộng, chạm thủng, trổ miếng điêu luyện.
Một ví dụ điển hình về sự kết hợp Đông - Tây là phòng tiệc, nơi chủ nhà tiếp đãi những thương buôn đến từ châu Âu. Căn phòng gây choáng ngợp với bộ cửa và bao lam kiểu Trung Hoa thếp vàng rực rỡ, nhưng sử dụng bàn dài, đèn chùm pha lê và các chén đĩa châu Âu.
Sự quý phái của Hải Ký Sạn thể hiện rõ nét trong các phòng ngủ và phòng trang điểm của quý bà, gọi là các Nyonya. Đây là nơi cất giữ những bộ trang phục lộng lẫy, các món đồ pha lê quý giá, và nhiều trang sức quyến rũ...
Dinh thự này cũng được coi như một bảo tàng đặc sắc, nơi lưu giữ hàng nghìn cổ vật thuộc nhiều bộ sưu tập phản ánh lịch sử địa phương cũng như những nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng người Peranakan ở Penang xưa.
Cổ vật ở đây rất phong phú về chất liệu, như gỗ, gốm, sứ, thuỷ tinh, bạc… xuất xứ từ Trung Hoa, Anh, Scotland, và các nước châu Âu, được trưng bày trong các không gian sống như phòng ăn, phòng ngủ, phòng khách… được giữ nguyên vị trí như ngày mà chủ nhân chúng sử dụng,
Một khu hành lang trong dinh thự được bài trí bằng các đồ gỗ cổ theo phong cách sang trọng, quý phái.
Ngày nay, tiệm buôn Hải Ký đã trở thành một trong những di tích quan trọng của Di sản văn hóa thế giới George Town. Đây là một điểm đến mà du khách không thể bỏ qua trên hòn đảo Penang xinh đẹp của Malaysia...
Mời quý độc giả xem video: Ngỡ ngàng với cách "nấu cơm" của người châu Âu. Nguồn: VTV3.