1. Tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, phường 3, TP. Bạc Liêu, dinh thự Công tử Bạc Liêu là địa điểm mà hầu như mọi du khách muốn ghé thăm khi đặt chân đến mảnh đất Bạc Liêu. Dinh thự này được ông Hội đồng Trần Trinh Trạch, cha của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy cho xây dựng vào khoảng năm 1919.Công trình do các kiến trúc sư người Pháp thiết kế và tất cả vật liệu để xây dựng đều được đưa từ bên Pháp qua. Khi hoàn thành, đây được xem là ngôi biệt thự bề thế nhất ở Nam kỳ lục tỉnh, được người dân Bạc Liêu gọi là "Nhà Lớn".Tương xứng với vẻ ngoài hoàng tráng của tòa nhà là dàn nội thất vô cùng đẳng cấp. Các món đồ gỗ trong dinh thự đều được là từ gỗ quý, chạm khắc tinh xảo, cẩn xà cừ tinh tế, được thực hiện bởi những người thợ mộc có tay nghề điêu luyện nhất Đông Dương thời đó.Tương truyền, khi công tử Bạc Liêu qua đời năm 1973 thì khối tài sản khổng lồ của gia đình ông đã cạn kiệt do tiêu xài vô độ một thời gian dài. Các con cháu của ông rơi vào cảnh nghèo khó và li tán nhiều nơi. Dinh thự của Công tử Bạc Liêu đã đổi chủ và ngày nay trở thành khách sạn kiêm điểm tham quan phục vụ khách du lịch.2. Bảo tàng Tỉnh Kiên Giang (số 27 Nguyễn Văn Trỗi, phường Vĩnh Thanh Vân, TP Rạch Giá, Kiên Giang) là một dinh thự cổ bề thế, thường được dân địa phương gọi là nhà Lớn. Công trình do ông Trần Nhuệ, một địa chủ trong vùng cho xây dựng.Tòa nhà được xây dựng từ năm 1911 - 1920 với diện tích khoảng 2.000m2, bao gồm từ đường, nhà bếp, nhà ở, giếng trời. Bên ngoài ngôi nhà được xây dựng theo kiểu nhà hộp trang trí hoa văn theo lối kiến trúc phương Tây.Đối lập với vẻ ngoài, bên trong dinh thự là các kết cấu nhà gỗ kiểu Việt Nam. Tinh hoa kiến trúc tập trung ở từ đường, được xây dựng ba gian hai chái với vật liệu là gỗ đỏ và gỗ căm xe, được chạm khắc điêu luyện.Theo lời kể của người xưa, để xây nhà Lớn Rạch Giá, gia chủ đã cho huy động thợ mộc từ Sài Gòn, thợ chạm khắc đều là thợ giỏi đón từ Miền Bắc. Nguyên vật liệu xây dựng như gỗ, gạch, ngói đều chủ yếu mua từ miền Đông. Riêng gạch hoa lát nền nhập từ Pháp.3. Nằm ở phường I của thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang, nhà Đốc phủ Hải (Đốc phủ sứ Nguyễn Văn Hải) là một trong những ngôi nhà địa chủ tiêu biểu nhất ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Tiền Giang nói riêng còn được gìn giữ cho đến nay.Dinh thự cổ này gồm ba phần: nhà chính ở phía trước, hai nhà vuông (nơi ở của những người giúp việc) và lẫm lúa ở phía sau. Tiền sảnh của nhà Đốc phủ Hải làm theo kiểu Châu Âu, trên các đầu cột và vòm cửa chạm nổi hoa văn dây nho.Trái ngược với tiền sảnh xây bằng gạch kiểu phương Tây, bên trong công trình lại là những cấu trúc gỗ đậm nét truyền thống. Nhà chính gồm ba gian hai chái lợp ngói âm dương, gồm 36 cây cột, trong đó gỗ có 30 cột làm từ gỗ quý. Nhiều đồ nội thất trong nhà làm bằng gỗ quý.Theo các tư liệu còn được lưu giữ, nhà Đốc phủ Hải được xây dựng vào năm 1860, khi đó là nhà gỗ bình thường. Kể từ cuối những năm 1890, ông Hải cho xây dựng thêm tiền sảnh kiểu Tây cùng các công trình phía sau nhà chính và sắm sửa thêm nhiều đồ vật quý cho ngôi nhà.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
1. Tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, phường 3, TP. Bạc Liêu, dinh thự Công tử Bạc Liêu là địa điểm mà hầu như mọi du khách muốn ghé thăm khi đặt chân đến mảnh đất Bạc Liêu. Dinh thự này được ông Hội đồng Trần Trinh Trạch, cha của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy cho xây dựng vào khoảng năm 1919.
Công trình do các kiến trúc sư người Pháp thiết kế và tất cả vật liệu để xây dựng đều được đưa từ bên Pháp qua. Khi hoàn thành, đây được xem là ngôi biệt thự bề thế nhất ở Nam kỳ lục tỉnh, được người dân Bạc Liêu gọi là "Nhà Lớn".
Tương xứng với vẻ ngoài hoàng tráng của tòa nhà là dàn nội thất vô cùng đẳng cấp. Các món đồ gỗ trong dinh thự đều được là từ gỗ quý, chạm khắc tinh xảo, cẩn xà cừ tinh tế, được thực hiện bởi những người thợ mộc có tay nghề điêu luyện nhất Đông Dương thời đó.
Tương truyền, khi công tử Bạc Liêu qua đời năm 1973 thì khối tài sản khổng lồ của gia đình ông đã cạn kiệt do tiêu xài vô độ một thời gian dài. Các con cháu của ông rơi vào cảnh nghèo khó và li tán nhiều nơi. Dinh thự của Công tử Bạc Liêu đã đổi chủ và ngày nay trở thành khách sạn kiêm điểm tham quan phục vụ khách du lịch.
2. Bảo tàng Tỉnh Kiên Giang (số 27 Nguyễn Văn Trỗi, phường Vĩnh Thanh Vân, TP Rạch Giá, Kiên Giang) là một dinh thự cổ bề thế, thường được dân địa phương gọi là nhà Lớn. Công trình do ông Trần Nhuệ, một địa chủ trong vùng cho xây dựng.
Tòa nhà được xây dựng từ năm 1911 - 1920 với diện tích khoảng 2.000m2, bao gồm từ đường, nhà bếp, nhà ở, giếng trời. Bên ngoài ngôi nhà được xây dựng theo kiểu nhà hộp trang trí hoa văn theo lối kiến trúc phương Tây.
Đối lập với vẻ ngoài, bên trong dinh thự là các kết cấu nhà gỗ kiểu Việt Nam. Tinh hoa kiến trúc tập trung ở từ đường, được xây dựng ba gian hai chái với vật liệu là gỗ đỏ và gỗ căm xe, được chạm khắc điêu luyện.
Theo lời kể của người xưa, để xây nhà Lớn Rạch Giá, gia chủ đã cho huy động thợ mộc từ Sài Gòn, thợ chạm khắc đều là thợ giỏi đón từ Miền Bắc. Nguyên vật liệu xây dựng như gỗ, gạch, ngói đều chủ yếu mua từ miền Đông. Riêng gạch hoa lát nền nhập từ Pháp.
3. Nằm ở phường I của thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang, nhà Đốc phủ Hải (Đốc phủ sứ Nguyễn Văn Hải) là một trong những ngôi nhà địa chủ tiêu biểu nhất ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Tiền Giang nói riêng còn được gìn giữ cho đến nay.
Dinh thự cổ này gồm ba phần: nhà chính ở phía trước, hai nhà vuông (nơi ở của những người giúp việc) và lẫm lúa ở phía sau. Tiền sảnh của nhà Đốc phủ Hải làm theo kiểu Châu Âu, trên các đầu cột và vòm cửa chạm nổi hoa văn dây nho.
Trái ngược với tiền sảnh xây bằng gạch kiểu phương Tây, bên trong công trình lại là những cấu trúc gỗ đậm nét truyền thống. Nhà chính gồm ba gian hai chái lợp ngói âm dương, gồm 36 cây cột, trong đó gỗ có 30 cột làm từ gỗ quý. Nhiều đồ nội thất trong nhà làm bằng gỗ quý.
Theo các tư liệu còn được lưu giữ, nhà Đốc phủ Hải được xây dựng vào năm 1860, khi đó là nhà gỗ bình thường. Kể từ cuối những năm 1890, ông Hải cho xây dựng thêm tiền sảnh kiểu Tây cùng các công trình phía sau nhà chính và sắm sửa thêm nhiều đồ vật quý cho ngôi nhà.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.