Nằm ở xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế, lăng Thiệu Trị (Xương Lăng) là nơi an nghỉ của vua Thiệu Trị (1807 - 1847) - vị vua thứ ba triều đại nhà Nguyễn. Toàn bộ công trình được thiết kế thành hai trục: Trục lăng nằm bên phải và trục tẩm (khu vực điện thờ) nằm bên trái.Trục tẩm có hồ Điện ở phía trước, một yếu tố phong thủy thường gặp trong các lăng mộ vua chúa nhà Nguyễn. Sau hồ Điện có một nghi môn bằng đá cẩm thạch được trang trí bằng pháp lam khá rực rỡ và sinh động.Sau nghi môn là các khoảng sân từ thấp đến cao, có bậc cấp dẫn lên nơi cao nhất là Hồng Trạch Môn.Hồng Trạch Môn là cánh cổng có dạng vọng lâu, kiến trúc mang nhiều nét tương đồng với Hiển Đức Môn ở lăng Minh Mạng và Khiêm Cung Môn ở lăng Tự Đức sau này.Sau Hồng Trạch Môn là điện Biểu Đức, công trình trung tâm của khu tẩm điện.Điện Biểu Đức là nơi thờ cúng bài vị của vua Thiệu Trị và Hoàng hậu Từ Dụ.Trên những cổ diêm ở bộ mái của điện Biểu Đức và Hồng Trạch Môn có hơn 450 ô chữ chạm khắc các bài thơ có giá trị về văn học và giáo dục.Các công trình phụ thuộc như Tả, Hữu Phối Điện (trước), Tả, Hữu Tùng Viện (sau) quây quần chung quanh điện Biểu Đức càng tôn thêm vẻ cao quý của chính điện.Bên kia hồ Điện có hòn Bàu Hồ làm bình phong cho khu vực điện thờ.Nếu trục tẩm điện có hồ Điện thì trục lăng có hồ Nhuận Trạch án ngữ phía trước.Ngay sau hồ Nhuận Trạch là một nghi môn bằng đồng đúc theo kiểu "long vân đồng trụ" dẫn vào sân Bái Đình rộng lớn.Hai bên sân Bái Đình có hàng tượng đá tái hiện hình ảnh các quan văn võ, các loài vật dùng để cưỡi như ngựa, voi.Đây được coi là những tác phẩm tiêu biểu của nghệ thuật tạc tượng đầu thế kỷ 19 ở Huế.Từ sân Bái Đình có các bậc cấp dẫn lên Bi Đình (nhà bia), một công trình dạng phương đình, khá giống Bi Đình ở lăng Minh Mạng.Trong Bi Đình là tấm bia "Thánh đức thần công" do chính tay vua Tự Đức viết để tri ân vua cha. Bia được dựng ngày 19/11/1848.Công trình kế tiếp của trục lăng là lầu Đức Hinh, ngự trên một quả đồi thấp hình mai rùa. Ngày nay công trình đã sụp đổ, chỉ còn lại phần nền và bậc cấp. Theo các hình ảnh tư liệu xưa, lầu Đức Hinh mang dáng dấp như Minh Lâu ở lăng Minh Mạng.Sau lầu Đức Hinh là hai vườn hoa nằm đối xứng hai bên, tương tự hai vườn hoa sau Minh Lâu ở lăng Minh Mạng. Kế tiếp là hồ Ngưng Thúy án ngữ trước tòa Bửu Thành, nơi đặt mộ vua.Hồ Ngưng Thúy là một hồ nước hình bán nguyệt. Có ba chiếc cầu bắc qua hồ là cầu Đông Hòa (phải), Chánh Trung (giữa) và Tây Định (trái). Hai đầu cầu Chánh Trung có cổng đồng, kiểu dáng tương tự cánh cổng sau hồ Nhuận Trạch.Bên kia cầu là một quả đồi có Bửu Thành bao quanh, bên trong là nơi đặt thi hài của nhà vua.Từ cổng Bửu Thành có thể nhìn toàn cảnh khu lăng với hai trụ biểu cao vút nổi bật ở hai bên lầu Đức Hinh.Chếch về phía trước lăng vua Thiệu Trị còn có lăng Hiếu Đông của thân mẫu nhà vua, bà Tá Thiên Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa.Bên trái phía sau lăng vua là Xương Thọ Lăng của Nghi Thiên Chương Hoàng hậu hay bà Từ Dụ, một người vợ vua của vua.Giới nghiên cứu đánh giá, lăng Thiệu Trị là sự dung hòa hai mô thức kiến trúc của hai lăng vua được xây dựng trước đó là lăng Gia Long và Minh Mạng.Cụ thể, các nhà thiết kế lăng Thiệu Trị đã tách riêng khu vực tẩm điện trong lăng Minh Mạng rồi cải tiến, sửa đổi cho phù hợp với cảnh quan nơi xây lăng Thiệu Trị để tạo ra đồ án thiết kế lăng này.Bên cạnh đó, lăng Thiệu Trị cũng giống lăng Minh Mạng ở cách thức mai táng và xây dựng toại đạo (đường hầm để đưa thi hài vua vào huyệt mộ), Bửu Thành hình tròn với hồ hình bán nguyệt bao bọc ở phía trước.Trên phương diện phong thủy, lăng Thiệu Trị lại có nhiều nét gần gũi với lăng Gia Long, thể hiện ở việc sử dụng các ngọn núi tự nhiên và gò đất nhân tạo để làm bình phong, hậu chẩm. Ngoài ra, hai lăng còn giống nhau ở chỗ không xây La thành, khu vực lăng mộ và tẩm điện biệt lập, song song với nhau..Dù có nhiều điểm tương đồng với lăng Gia Long và lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị vẫn những nét rất riêng, có thể coi là độc nhất vô nhị. Đây là lăng duy nhất quay mặt về hướng Tây Bắc, một hướng không được dùng trong kiến trúc cung đình thời Nguyễn.Nếu La thành của lăng Minh Mạng là tường gạch, lăng Gia Long là đồi núi bao quanh, thì La thành của lăng Thiệu Trị là những cánh đồng lúa, những vườn cây xanh rờn. Chính vòng La thành đậm chất thôn quê này tạo cho cảnh quan lăng Thiệu Trị sự thanh thoát và yên bình.Về lịch sử hình thành của lăng Thiệu Trị, theo sử cũ, sau khi ở trên ngai vàng được 7 năm, vua Thiệu Trị lâm bệnh qua đời ngày 4/11/1847, khi mới ngoài 40 tuổi. Trong lúc hấp hối, nhà vua đã dặn người con trai sắp lên nối ngôi về việc xây lăng của mình.Vua căn dặn rằng: "Chỗ đất làm Sơn lăng nên chọn chỗ bãi cao chân núi cận tiện, để dân binh dễ làm công việc. Còn đường ngầm đưa quan tài đến huyệt, bắt đầu từ Hiếu Lăng, nên bắt chước mà làm. Còn điện vũ liệu lượng mà xây cho kiêm ước, không nên làm nhiều đền đài, lao phí đến tài lực của binh dân".Vua Tự Đức lên nối ngôi đã lệnh cho các thầy địa lý tìm đất để xây lăng cho vua cha. Họ tìm được địa cuộc tốt tại chân một dãy núi thấp thuộc làng Cư Chánh, huyện Hương Thủy. Sau đó núi ấy được cải tên là núi Thuận Đạo còn lăng được gọi là Xương LăngTheo lời dặn của vua cha, vua Tự Đức căn dặn các đại thần phải bắt chước cách làm toại đạo giống Minh Mạng, công việc xây dựng các công trình mang tính thờ phụng ở lăng như điện, đình, các, viện... thì phải theo quy chế của lăng Gia Long, và tùy theo địa thế tại chỗ để châm chước định liệu mà làm.Dưới sự đốc thúc của vua Tự Đức, quá trình xây cất Xương Lăng diễn ra nhanh chóng và gấp rút chưa từng có.Tính từ ngày bắt đầu xây dựng (11/2/1848) đến ngày hoàn tất, lăng Thiệu Trị đã được thi công trong vòng chưa đầy 10 tháng.Ngày 14/6/1848, vua Tự Đức thân hành lên Xương Lăng kiểm tra lần cuối. Mười ngày sau, thi hài vua Thiệu Trị được đưa vào an táng trong lăng sau 8 tháng quàn tại điện Long An ở cung Bảo Định.Sau nhiều thăng trầm của lịch sử, ngày nay lăng Thiệu Trị đã xuống rất cấp nặng nề. Hiện trạng này khiến lăng không được nhiều du khách ghé thăm như lăng các vị vua Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định.Với một dự án trùng tu lớn đã được phê duyệt, hi vọng lăng mộ vua Triệu Trị sẽ được khôi phục tầm vóc vốn có trong thời gian không xa.
Nằm ở xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế, lăng Thiệu Trị (Xương Lăng) là nơi an nghỉ của vua Thiệu Trị (1807 - 1847) - vị vua thứ ba triều đại nhà Nguyễn. Toàn bộ công trình được thiết kế thành hai trục: Trục lăng nằm bên phải và trục tẩm (khu vực điện thờ) nằm bên trái.
Trục tẩm có hồ Điện ở phía trước, một yếu tố phong thủy thường gặp trong các lăng mộ vua chúa nhà Nguyễn. Sau hồ Điện có một nghi môn bằng đá cẩm thạch được trang trí bằng pháp lam khá rực rỡ và sinh động.
Sau nghi môn là các khoảng sân từ thấp đến cao, có bậc cấp dẫn lên nơi cao nhất là Hồng Trạch Môn.
Hồng Trạch Môn là cánh cổng có dạng vọng lâu, kiến trúc mang nhiều nét tương đồng với Hiển Đức Môn ở lăng Minh Mạng và Khiêm Cung Môn ở lăng Tự Đức sau này.
Sau Hồng Trạch Môn là điện Biểu Đức, công trình trung tâm của khu tẩm điện.
Điện Biểu Đức là nơi thờ cúng bài vị của vua Thiệu Trị và Hoàng hậu Từ Dụ.
Trên những cổ diêm ở bộ mái của điện Biểu Đức và Hồng Trạch Môn có hơn 450 ô chữ chạm khắc các bài thơ có giá trị về văn học và giáo dục.
Các công trình phụ thuộc như Tả, Hữu Phối Điện (trước), Tả, Hữu Tùng Viện (sau) quây quần chung quanh điện Biểu Đức càng tôn thêm vẻ cao quý của chính điện.
Bên kia hồ Điện có hòn Bàu Hồ làm bình phong cho khu vực điện thờ.
Nếu trục tẩm điện có hồ Điện thì trục lăng có hồ Nhuận Trạch án ngữ phía trước.
Ngay sau hồ Nhuận Trạch là một nghi môn bằng đồng đúc theo kiểu "long vân đồng trụ" dẫn vào sân Bái Đình rộng lớn.
Hai bên sân Bái Đình có hàng tượng đá tái hiện hình ảnh các quan văn võ, các loài vật dùng để cưỡi như ngựa, voi.
Đây được coi là những tác phẩm tiêu biểu của nghệ thuật tạc tượng đầu thế kỷ 19 ở Huế.
Từ sân Bái Đình có các bậc cấp dẫn lên Bi Đình (nhà bia), một công trình dạng phương đình, khá giống Bi Đình ở lăng Minh Mạng.
Trong Bi Đình là tấm bia "Thánh đức thần công" do chính tay vua Tự Đức viết để tri ân vua cha. Bia được dựng ngày 19/11/1848.
Công trình kế tiếp của trục lăng là lầu Đức Hinh, ngự trên một quả đồi thấp hình mai rùa. Ngày nay công trình đã sụp đổ, chỉ còn lại phần nền và bậc cấp. Theo các hình ảnh tư liệu xưa, lầu Đức Hinh mang dáng dấp như Minh Lâu ở lăng Minh Mạng.
Sau lầu Đức Hinh là hai vườn hoa nằm đối xứng hai bên, tương tự hai vườn hoa sau Minh Lâu ở lăng Minh Mạng. Kế tiếp là hồ Ngưng Thúy án ngữ trước tòa Bửu Thành, nơi đặt mộ vua.
Hồ Ngưng Thúy là một hồ nước hình bán nguyệt. Có ba chiếc cầu bắc qua hồ là cầu Đông Hòa (phải), Chánh Trung (giữa) và Tây Định (trái). Hai đầu cầu Chánh Trung có cổng đồng, kiểu dáng tương tự cánh cổng sau hồ Nhuận Trạch.
Bên kia cầu là một quả đồi có Bửu Thành bao quanh, bên trong là nơi đặt thi hài của nhà vua.
Từ cổng Bửu Thành có thể nhìn toàn cảnh khu lăng với hai trụ biểu cao vút nổi bật ở hai bên lầu Đức Hinh.
Chếch về phía trước lăng vua Thiệu Trị còn có lăng Hiếu Đông của thân mẫu nhà vua, bà Tá Thiên Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa.
Bên trái phía sau lăng vua là Xương Thọ Lăng của Nghi Thiên Chương Hoàng hậu hay bà Từ Dụ, một người vợ vua của vua.
Giới nghiên cứu đánh giá, lăng Thiệu Trị là sự dung hòa hai mô thức kiến trúc của hai lăng vua được xây dựng trước đó là lăng Gia Long và Minh Mạng.
Cụ thể, các nhà thiết kế lăng Thiệu Trị đã tách riêng khu vực tẩm điện trong lăng Minh Mạng rồi cải tiến, sửa đổi cho phù hợp với cảnh quan nơi xây lăng Thiệu Trị để tạo ra đồ án thiết kế lăng này.
Bên cạnh đó, lăng Thiệu Trị cũng giống lăng Minh Mạng ở cách thức mai táng và xây dựng toại đạo (đường hầm để đưa thi hài vua vào huyệt mộ), Bửu Thành hình tròn với hồ hình bán nguyệt bao bọc ở phía trước.
Trên phương diện phong thủy, lăng Thiệu Trị lại có nhiều nét gần gũi với lăng Gia Long, thể hiện ở việc sử dụng các ngọn núi tự nhiên và gò đất nhân tạo để làm bình phong, hậu chẩm. Ngoài ra, hai lăng còn giống nhau ở chỗ không xây La thành, khu vực lăng mộ và tẩm điện biệt lập, song song với nhau..
Dù có nhiều điểm tương đồng với lăng Gia Long và lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị vẫn những nét rất riêng, có thể coi là độc nhất vô nhị. Đây là lăng duy nhất quay mặt về hướng Tây Bắc, một hướng không được dùng trong kiến trúc cung đình thời Nguyễn.
Nếu La thành của lăng Minh Mạng là tường gạch, lăng Gia Long là đồi núi bao quanh, thì La thành của lăng Thiệu Trị là những cánh đồng lúa, những vườn cây xanh rờn. Chính vòng La thành đậm chất thôn quê này tạo cho cảnh quan lăng Thiệu Trị sự thanh thoát và yên bình.
Về lịch sử hình thành của lăng Thiệu Trị, theo sử cũ, sau khi ở trên ngai vàng được 7 năm, vua Thiệu Trị lâm bệnh qua đời ngày 4/11/1847, khi mới ngoài 40 tuổi. Trong lúc hấp hối, nhà vua đã dặn người con trai sắp lên nối ngôi về việc xây lăng của mình.
Vua căn dặn rằng: "Chỗ đất làm Sơn lăng nên chọn chỗ bãi cao chân núi cận tiện, để dân binh dễ làm công việc. Còn đường ngầm đưa quan tài đến huyệt, bắt đầu từ Hiếu Lăng, nên bắt chước mà làm. Còn điện vũ liệu lượng mà xây cho kiêm ước, không nên làm nhiều đền đài, lao phí đến tài lực của binh dân".
Vua Tự Đức lên nối ngôi đã lệnh cho các thầy địa lý tìm đất để xây lăng cho vua cha. Họ tìm được địa cuộc tốt tại chân một dãy núi thấp thuộc làng Cư Chánh, huyện Hương Thủy. Sau đó núi ấy được cải tên là núi Thuận Đạo còn lăng được gọi là Xương Lăng
Theo lời dặn của vua cha, vua Tự Đức căn dặn các đại thần phải bắt chước cách làm toại đạo giống Minh Mạng, công việc xây dựng các công trình mang tính thờ phụng ở lăng như điện, đình, các, viện... thì phải theo quy chế của lăng Gia Long, và tùy theo địa thế tại chỗ để châm chước định liệu mà làm.
Dưới sự đốc thúc của vua Tự Đức, quá trình xây cất Xương Lăng diễn ra nhanh chóng và gấp rút chưa từng có.
Tính từ ngày bắt đầu xây dựng (11/2/1848) đến ngày hoàn tất, lăng Thiệu Trị đã được thi công trong vòng chưa đầy 10 tháng.
Ngày 14/6/1848, vua Tự Đức thân hành lên Xương Lăng kiểm tra lần cuối. Mười ngày sau, thi hài vua Thiệu Trị được đưa vào an táng trong lăng sau 8 tháng quàn tại điện Long An ở cung Bảo Định.
Sau nhiều thăng trầm của lịch sử, ngày nay lăng Thiệu Trị đã xuống rất cấp nặng nề. Hiện trạng này khiến lăng không được nhiều du khách ghé thăm như lăng các vị vua Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định.
Với một dự án trùng tu lớn đã được phê duyệt, hi vọng lăng mộ vua Triệu Trị sẽ được khôi phục tầm vóc vốn có trong thời gian không xa.