Nằm trên triền núi Châu Chữ bên ngoài kinh thành Huế, nay thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế, lăng Khải Định, còn gọi là Ứng Lăng, là nơi an nghỉ của vua Khải Định (1885-1925), vị vua thứ 12 của nhà Nguyễn.Về tổng thể, lăng là một khối hình chữ nhật vươn lên cao có 127 bậc cấp. Phía trước công trình là một cổng chào uy nghiêm với 37 bậc cấp thang được đắp tượng rồng rất lớn. Các trụ cổng được làm theo hình tháp ảnh hưởng từ Ấn Độ giáo.Sau cổng là một khoảng sân, phía cuối là 29 bậc cấp dẫn lên sân chầu Bái Đình.Sân chầu Bái Đình có bi đình (nhà bia) ở giữa, hai bên sân là hai hàng tượng lính bằng đá hiếm và đều có khí sắc đứng hướng mặt vào giữa sânBi Đình hình bát giác xây bê tông cốt thép, có những những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể.Bia đá trong Bi Đình ghi về cuộc đời và sự nghiệp vua Khải Định.Hai bên bi đình là hai trụ biểu hình chóp ảnh hưởng từ kiến trúc phật giáo.Từ sân chầu Bái Đình tiếp tục đi lên sẽ đến cung Thiên Định. Đây là công trình kiến trúc chính, nằm ở vị trí cao nhất của lăng Khải Định.Công trình được xây dựng công phu và tinh xảo, gồm 5 phần liền nhau.Phía trước cung Thiên Định là điện Khải Thành, nơi có án thờ và chân dung vua Khải Định.Sau điện khải thành là gian phòng lớn đặt mộ vua. Chính giữa phòng là bửu tán làm bằng bê tông cốt thép nặng gần 1 tấn. Bên dưới bửu tán là pho tượng đồng của Khải Định được đúc tại Pháp năm 1920, do hai người Pháp là P. Ducing và F. Barbedienne thực hiện theo yêu cầu của vua.Theo các sử liệu, thi hài nhà vua đã được đưa vào dưới pho tượng bằng một toại đạo dài gần 30 m, bắt đầu từ phía sau bi đình. Phía sau ngôi mộ có hình vầng mặt trời đang lặn, tượng trưng cho sự băng hà của vua. Phía trong cùng căn phòng là khám thờ bài vị của vua.Hai bên cung Thiên Định là Tả, Hữu Trực Phòng dành cho lính hộ lăng, nay được dùng làm phòng trưng bày.Toàn bộ nội thất trong cung Thiên Định đều được trang trí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh, thể hiện những bộ tranh tứ quý, bát bửu, ngũ phúc, bộ khay trà, vương miện... và.cả những vật dụng hiện đại như đồng hồ báo thức, vợt tennis...Trong cung còn có một bức tượng vua Khải Định tạc khoảng năm 1918, cả về kích thước và tạo hình đều giống với người thực. Tượng thể hiện nhà vua trong tư thế và trang phục như một vị võ quan Pháp.Nhiều cổ vật gắn với cuộc đời vua Khải Định cũng được trưng bày tại đây.Theo sử sách, Khải Định lên ngôi năm 1916 ở tuổi 31. Ngay sau khi lên ngôi, ông đã cho xây dựng nhiều cung điện, dinh thự, lăng tẩm cho bản thân và hoàng tộc, trong đó Ứng Lăng là công trình nổi bật.Để xây dựng lăng, Khải Định đã tham khảo nhiều tấu trình của các thầy địa lý cuối cùng đã chọn triền núi Châu Chữ làm vị trí để xây cất lăng mộ.
Vì lý do phong thủy, vua cho đổi tên núi thành Ứng Sơn và gọi tên lăng theo tên núi là Ứng Lăng.Lăng khởi công ngày 4/ 9/1920, do Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá là người chỉ huy và kéo dài suốt 11 năm mới hoàn tất. Tham gia xây dựng lăng có rất nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nướcĐể có kinh phí xây dựng lăng, vua Khải Định đã xin chính phủ bảo hộ cho phép ông tăng thuế điền 30% trên cả nước và lấy số tiền đó để làm lăng. Hành động này của Khải Định đã bị lịch sử lên án gay gắt.So với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng Khải Định có diện tích khiêm tốn hơn nhiều, với kích thước 117 m × 48,5 m nhưng ngược lại cực kỳ công phu và tốn nhiều thời gian xây dựng.Để xây lăng, Khải Định cho người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise..., cho thuyền sang Trung Hoa, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh màu... để kiến thiết công trình trên ngọn đồi này.Về kiến trúc lăng Khải Định được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi phong cách mới lạ, độc đáo, có phần ngông nghênh, lạc lõng... .Công trình chịu ảnh hưởng của nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique... Điều này là kết quả của sự giao thoa văn hóa Đông - Tây trong buổi giao thời của lịch sử và cả cá tính của Khải Định.Cho đến nay kiến trúc lăng Khải Định vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu vì sự khác lạ của mình. Dù vậy, chính điều này lại làm nên vị thế đặc biệt của công trình trong hệ thống các lăng tẩm của nhà Nguyễn nói riêng và các triều đại phong kiến Việt Nam nói chung.Ngày nay, lăng Khải Định được mở cửa thường xuyên, là một trong những địa điểm thu hút đông du khách tham quan nhất trong quần thể di tích Cố đô Huế, một Di sản thế giới của Việt Nam.
Nằm trên triền núi Châu Chữ bên ngoài kinh thành Huế, nay thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế, lăng Khải Định, còn gọi là Ứng Lăng, là nơi an nghỉ của vua Khải Định (1885-1925), vị vua thứ 12 của nhà Nguyễn.
Về tổng thể, lăng là một khối hình chữ nhật vươn lên cao có 127 bậc cấp. Phía trước công trình là một cổng chào uy nghiêm với 37 bậc cấp thang được đắp tượng rồng rất lớn. Các trụ cổng được làm theo hình tháp ảnh hưởng từ Ấn Độ giáo.
Sau cổng là một khoảng sân, phía cuối là 29 bậc cấp dẫn lên sân chầu Bái Đình.
Sân chầu Bái Đình có bi đình (nhà bia) ở giữa, hai bên sân là hai hàng tượng lính bằng đá hiếm và đều có khí sắc đứng hướng mặt vào giữa sân
Bi Đình hình bát giác xây bê tông cốt thép, có những những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể.
Bia đá trong Bi Đình ghi về cuộc đời và sự nghiệp vua Khải Định.
Hai bên bi đình là hai trụ biểu hình chóp ảnh hưởng từ kiến trúc phật giáo.
Từ sân chầu Bái Đình tiếp tục đi lên sẽ đến cung Thiên Định. Đây là công trình kiến trúc chính, nằm ở vị trí cao nhất của lăng Khải Định.
Công trình được xây dựng công phu và tinh xảo, gồm 5 phần liền nhau.
Phía trước cung Thiên Định là điện Khải Thành, nơi có án thờ và chân dung vua Khải Định.
Sau điện khải thành là gian phòng lớn đặt mộ vua. Chính giữa phòng là bửu tán làm bằng bê tông cốt thép nặng gần 1 tấn. Bên dưới bửu tán là pho tượng đồng của Khải Định được đúc tại Pháp năm 1920, do hai người Pháp là P. Ducing và F. Barbedienne thực hiện theo yêu cầu của vua.
Theo các sử liệu, thi hài nhà vua đã được đưa vào dưới pho tượng bằng một toại đạo dài gần 30 m, bắt đầu từ phía sau bi đình. Phía sau ngôi mộ có hình vầng mặt trời đang lặn, tượng trưng cho sự băng hà của vua. Phía trong cùng căn phòng là khám thờ bài vị của vua.
Hai bên cung Thiên Định là Tả, Hữu Trực Phòng dành cho lính hộ lăng, nay được dùng làm phòng trưng bày.
Toàn bộ nội thất trong cung Thiên Định đều được trang trí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh, thể hiện những bộ tranh tứ quý, bát bửu, ngũ phúc, bộ khay trà, vương miện... và.cả những vật dụng hiện đại như đồng hồ báo thức, vợt tennis...
Trong cung còn có một bức tượng vua Khải Định tạc khoảng năm 1918, cả về kích thước và tạo hình đều giống với người thực. Tượng thể hiện nhà vua trong tư thế và trang phục như một vị võ quan Pháp.
Nhiều cổ vật gắn với cuộc đời vua Khải Định cũng được trưng bày tại đây.
Theo sử sách, Khải Định lên ngôi năm 1916 ở tuổi 31. Ngay sau khi lên ngôi, ông đã cho xây dựng nhiều cung điện, dinh thự, lăng tẩm cho bản thân và hoàng tộc, trong đó Ứng Lăng là công trình nổi bật.
Để xây dựng lăng, Khải Định đã tham khảo nhiều tấu trình của các thầy địa lý cuối cùng đã chọn triền núi Châu Chữ làm vị trí để xây cất lăng mộ.
Vì lý do phong thủy, vua cho đổi tên núi thành Ứng Sơn và gọi tên lăng theo tên núi là Ứng Lăng.
Lăng khởi công ngày 4/ 9/1920, do Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá là người chỉ huy và kéo dài suốt 11 năm mới hoàn tất. Tham gia xây dựng lăng có rất nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nước
Để có kinh phí xây dựng lăng, vua Khải Định đã xin chính phủ bảo hộ cho phép ông tăng thuế điền 30% trên cả nước và lấy số tiền đó để làm lăng. Hành động này của Khải Định đã bị lịch sử lên án gay gắt.
So với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng Khải Định có diện tích khiêm tốn hơn nhiều, với kích thước 117 m × 48,5 m nhưng ngược lại cực kỳ công phu và tốn nhiều thời gian xây dựng.
Để xây lăng, Khải Định cho người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise..., cho thuyền sang Trung Hoa, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh màu... để kiến thiết công trình trên ngọn đồi này.
Về kiến trúc lăng Khải Định được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi phong cách mới lạ, độc đáo, có phần ngông nghênh, lạc lõng... .
Công trình chịu ảnh hưởng của nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique... Điều này là kết quả của sự giao thoa văn hóa Đông - Tây trong buổi giao thời của lịch sử và cả cá tính của Khải Định.
Cho đến nay kiến trúc lăng Khải Định vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu vì sự khác lạ của mình. Dù vậy, chính điều này lại làm nên vị thế đặc biệt của công trình trong hệ thống các lăng tẩm của nhà Nguyễn nói riêng và các triều đại phong kiến Việt Nam nói chung.
Ngày nay, lăng Khải Định được mở cửa thường xuyên, là một trong những địa điểm thu hút đông du khách tham quan nhất trong quần thể di tích Cố đô Huế, một Di sản thế giới của Việt Nam.