Trịnh Cương (1686-1729) là vị chúa thứ năm của nhà họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Ông nổi tiếng giỏi văn thơ, chúa Trịnh hiếm hoi không để xảy ra nạn binh đao dưới thời cai trị của mình. Nhờ đó, muôn dân được hưởng cảnh thanh bình. Trịnh Cương là một trong số ít chúa Trịnh từng cho khắc thơ của mình lên vách núi. Ảnh: Lao Động.Theo Cổng thông tin du lịch Quảng Ninh, khi mang quân đi tuần qua núi Bài Thơ vào năm 1729, chúa Trịnh Cương cho khắc một bài thơ ở ngọn núi này. Ảnh: Lao Động.Trước chúa Trịnh Cương, mùa xuân năm 1468, vua Lê Thánh Tông đem quân đi tập trận trên sông Bạch Ðằng và tuần du khắp vùng châu An Bang. Đến trước chân núi Truyền Đăng, xúc động trước cảnh biển xanh, núi cao của vùng trời thiên nhiên tươi đẹp, nhà vua đã làm bài thơ và cho người khắc lên vách núi. Từ đó, ngọn núi mang tên núi Ðề Thơ hay núi Bài Thơ. Ngoài 2 bài thơ của Lê Thánh Tông và Trịnh Cương, núi Bài Thơ còn có dấu tích bài thơ của Nguyễn Cẩn (1790) và một số bài thơ khác. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử.Giống Trịnh Cương, Trịnh Sâm cũng là chúa rất giỏi văn thơ của nhà họ Trịnh. Trong một lần vãn cảnh tới danh thắng Tràng An (Ninh Bình), chúa Trịnh Sâm từng xướng họa bài thơ và cho khắc lên núi Hang Luồn ở nới đây. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử.Theo sách Lịch triều hiến chương loại chí, ngoài núi Hang Luồn ở Tràng An, Ninh Bình, chúa Trịnh Sâm còn cho họa thơ và cho khắc lên núi Chiếc Đũa ở Thanh Hóa khi ông vãn cảnh nơi đây. Ảnh: Báo Thanh Hóa.Có niềm say mê, am hiểu thơ phú, sinh thời, chúa Trịnh Sâm sáng tác khá nhiều thơ phú. Hiện nay, hơn 20 bài thơ do ông sáng tác được lưu giữ. Đây là tư liệu văn học, lịch sử quý giá giúp chúng ta hiểu hơn về lịch sử. Ảnh: Báo Tiền phong.
Trịnh Cương (1686-1729) là vị chúa thứ năm của nhà họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Ông nổi tiếng giỏi văn thơ, chúa Trịnh hiếm hoi không để xảy ra nạn binh đao dưới thời cai trị của mình. Nhờ đó, muôn dân được hưởng cảnh thanh bình. Trịnh Cương là một trong số ít chúa Trịnh từng cho khắc thơ của mình lên vách núi. Ảnh: Lao Động.
Theo Cổng thông tin du lịch Quảng Ninh, khi mang quân đi tuần qua núi Bài Thơ vào năm 1729, chúa Trịnh Cương cho khắc một bài thơ ở ngọn núi này. Ảnh: Lao Động.
Trước chúa Trịnh Cương, mùa xuân năm 1468, vua Lê Thánh Tông đem quân đi tập trận trên sông Bạch Ðằng và tuần du khắp vùng châu An Bang. Đến trước chân núi Truyền Đăng, xúc động trước cảnh biển xanh, núi cao của vùng trời thiên nhiên tươi đẹp, nhà vua đã làm bài thơ và cho người khắc lên vách núi. Từ đó, ngọn núi mang tên núi Ðề Thơ hay núi Bài Thơ. Ngoài 2 bài thơ của Lê Thánh Tông và Trịnh Cương, núi Bài Thơ còn có dấu tích bài thơ của Nguyễn Cẩn (1790) và một số bài thơ khác. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử.
Giống Trịnh Cương, Trịnh Sâm cũng là chúa rất giỏi văn thơ của nhà họ Trịnh. Trong một lần vãn cảnh tới danh thắng Tràng An (Ninh Bình), chúa Trịnh Sâm từng xướng họa bài thơ và cho khắc lên núi Hang Luồn ở nới đây. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử.
Theo sách Lịch triều hiến chương loại chí, ngoài núi Hang Luồn ở Tràng An, Ninh Bình, chúa Trịnh Sâm còn cho họa thơ và cho khắc lên núi Chiếc Đũa ở Thanh Hóa khi ông vãn cảnh nơi đây. Ảnh: Báo Thanh Hóa.
Có niềm say mê, am hiểu thơ phú, sinh thời, chúa Trịnh Sâm sáng tác khá nhiều thơ phú. Hiện nay, hơn 20 bài thơ do ông sáng tác được lưu giữ. Đây là tư liệu văn học, lịch sử quý giá giúp chúng ta hiểu hơn về lịch sử. Ảnh: Báo Tiền phong.