Nằm trên dãy núi Đại Lãnh ở chỗ giáp ranh của hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, trên Quốc lộ 1A, đèo Cả là một con đèo lớn, hiểm trở và gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam. Ảnh: Cua Đá Đen - khúc cua nổi tiếng vì sự nguy hiểm ở đèo Cả.Trong các năm 1471 - 1653, con đèo này là ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành. Trong cuộc nam tiến của Đại Việt, địa thế hiểm trở của khu vực đã khiến vua Lê Thánh Tông dừng chân tại đây năm 1471. Sau đó, vua Lê Thánh Tông đã tạo một tiểu vương quốc tại Phú Yên làm vùng đệm tên là Hoa Anh.Với là vị trí ranh giới, nhiều cuộc xung đột giữa Đại Việt và Chiêm Thành đã xảy ra tại đèo Cả. Ảnh: Đỉnh núi Đá Bia của Phú Yên, nơi phân chia bờ cõi Đại Việt - Chiêm Thành nhìn từ đèo Cả.Vào những năm 1771-1802, nhiều cuộc giao chiến giữa chúa Nguyễn Ánh và anh em nhà Tây Sơn cũng đã xảy ra tại đây.Sau khi xâm lược Việt Nam, người Pháp đã cho xây Quốc lộ 1A cùng tuyến đường sắt qua đèo Cả. Tên gọi "đèo Cả" cũng chính thức xuất hiện từ giai đoạn này. Trước đó đường Thiên Lý nằm phía tây của đường Đèo Cả.Trong thời Pháp thuộc, trên đèo cả có một trạm Phú Hoà do nhà Nguyễn xây dựng như một trạm lưu chuyển văn thư, vận tải lương thực, cáng, võng các quan chức hành chính địa phương mỗi khi có công vụ. Sau này Pháp cho xây một bót tên Poste Petitte (Bót Bê Tí) để kiểm soát về mặt quân sự.Trong tháng 1/1947, đèo Cả trở thành chiến trường giữa quân Pháp và Việt Minh.Trong nhiều thế kỷ, đèo Cả đã đảm nhiệm vai trò của một tuyến đường giao thông huyết mạch của khu vực phía Nam.Ngày nay, hầm đường bộ Đèo Cả đang được xây dựng để việc đi lại trên quốc lộ 1A không còn phải vượt qua đường đèo hiểm trở này. Ảnh: Vịnh Vũng Rô (Phú Yên) nhìn từ đèo Cả.Đối với những du khách ưa khám phá, đèo Cả là một cung đường có những cảnh đẹp không thể bỏ qua của của đất Phú Yên. Ảnh: Hòn Nưa của Phú Yên nhìn từ đèo Cả.
Nằm trên dãy núi Đại Lãnh ở chỗ giáp ranh của hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, trên Quốc lộ 1A, đèo Cả là một con đèo lớn, hiểm trở và gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam. Ảnh: Cua Đá Đen - khúc cua nổi tiếng vì sự nguy hiểm ở đèo Cả.
Trong các năm 1471 - 1653, con đèo này là ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành. Trong cuộc nam tiến của Đại Việt, địa thế hiểm trở của khu vực đã khiến vua Lê Thánh Tông dừng chân tại đây năm 1471. Sau đó, vua Lê Thánh Tông đã tạo một tiểu vương quốc tại Phú Yên làm vùng đệm tên là Hoa Anh.
Với là vị trí ranh giới, nhiều cuộc xung đột giữa Đại Việt và Chiêm Thành đã xảy ra tại đèo Cả. Ảnh: Đỉnh núi Đá Bia của Phú Yên, nơi phân chia bờ cõi Đại Việt - Chiêm Thành nhìn từ đèo Cả.
Vào những năm 1771-1802, nhiều cuộc giao chiến giữa chúa Nguyễn Ánh và anh em nhà Tây Sơn cũng đã xảy ra tại đây.
Sau khi xâm lược Việt Nam, người Pháp đã cho xây Quốc lộ 1A cùng tuyến đường sắt qua đèo Cả. Tên gọi "đèo Cả" cũng chính thức xuất hiện từ giai đoạn này. Trước đó đường Thiên Lý nằm phía tây của đường Đèo Cả.
Trong thời Pháp thuộc, trên đèo cả có một trạm Phú Hoà do nhà Nguyễn xây dựng như một trạm lưu chuyển văn thư, vận tải lương thực, cáng, võng các quan chức hành chính địa phương mỗi khi có công vụ. Sau này Pháp cho xây một bót tên Poste Petitte (Bót Bê Tí) để kiểm soát về mặt quân sự.
Trong tháng 1/1947, đèo Cả trở thành chiến trường giữa quân Pháp và Việt Minh.
Trong nhiều thế kỷ, đèo Cả đã đảm nhiệm vai trò của một tuyến đường giao thông huyết mạch của khu vực phía Nam.
Ngày nay, hầm đường bộ Đèo Cả đang được xây dựng để việc đi lại trên quốc lộ 1A không còn phải vượt qua đường đèo hiểm trở này. Ảnh: Vịnh Vũng Rô (Phú Yên) nhìn từ đèo Cả.
Đối với những du khách ưa khám phá, đèo Cả là một cung đường có những cảnh đẹp không thể bỏ qua của của đất Phú Yên. Ảnh: Hòn Nưa của Phú Yên nhìn từ đèo Cả.