Ngày nay, trên đỉnh đèo Hải Vân vẫn tồn tại một hệ thống các công trình quân sự cổ rất kiên cố, được xây dựng qua những thời kỷ lịch sử khác nhau của đất nước.Công trình quan trọng nhất ở nơi đây là một cửa ải được gọi là Hải Vân Quan. Cửa ải này gồm hai cánh cổng dạng công sự có cùng cấu trúc, ngày nay được gọi là cổng Huế và cổng Đà Nẵng, được xây từ đời Trần và được trùng tu vào thời Nguyễn (năm Minh Mạng thứ 7, 1826).Cuốn sử nhà Nguyễn là Đại Nam thực lục chính biên mô tả hai cánh cổng của Hải Vân Quan như sau: "Cửa trước cao và dài đều 15 thước (khoảng 6 mét), ngang 17 thước 5 tấc, cửa sau cao 15 thước, dài 11 thước, ngang 18 thước 1 tấc, cửa tò vò đều cao 10 thước 8 tấc, ngang 8 thước 1 tấc. Phía tả hữu cửa quan, xếp đá làm tường, trước sau tiếp nhau. Phái biền binh 4 đội Hữu sai và 2 đội Ứng sai chở súng ống đến để đấy...".Nằm ở vị trí chiến lược của đèo Hải Vân, vào thời đó Hải Vân Quan là một cơ cấu phòng thủ rất kiên cố, có khả năng để đẩy mọi cuộc tấn công bất ngờ và kiểm soát có hiệu quả mọi sự qua lại ở nơi đây.Sau nhiều thế kỷ tồn tại, Hải Vân Quan đã phải chịu chung số phận với sự suy tàn của nhà Nguyễn.Năm 1876, trước khi người Pháp lập nền Bảo hộ thì cửa ải có 50 lính canh phòng. Năm 1885, sau khi ký Hòa ước Giáp Thân (1884), số lính chỉ còn khoảng 5 người. Sang đầu thế kỷ 20, khi toàn bộ Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, cửa ải đã bị bỏ hoang.Vào năm 1926, xung quanh Hải Vân Quan, quân đội Pháp đã xây dựng một hệ thống lô cốt - được gọi là Đồn Nhất - để bảo vệ ngọn đèo chiến lược này.Sau năm 1954, hệ thống đồn bốt ấy được chuyển sang tay quân đội Mỹ.Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đèo Hải Vân là nơi đã liên tiếp diễn ra những trận đánh lớn.Những dấu tích chiến tranh vẫn còn hiện diện rõ trên các công trình quân sự ở nơi đây.Ngày nay, Hải Vân Quan trở thành một điểm dừng chân chính của du khách mỗi khi đi qua đèo Hải Vân.Từ cửa ải lịch sử này, du khách vừa có thể chiêm ngưỡng phong cảnh tuyệt vời của con đèo nổi tiếng, vừa hổi tưởng lại một giai đoạn lịch sử đầy khói lửa của đất nước.
Ngày nay, trên đỉnh đèo Hải Vân vẫn tồn tại một hệ thống các công trình quân sự cổ rất kiên cố, được xây dựng qua những thời kỷ lịch sử khác nhau của đất nước.
Công trình quan trọng nhất ở nơi đây là một cửa ải được gọi là Hải Vân Quan. Cửa ải này gồm hai cánh cổng dạng công sự có cùng cấu trúc, ngày nay được gọi là cổng Huế và cổng Đà Nẵng, được xây từ đời Trần và được trùng tu vào thời Nguyễn (năm Minh Mạng thứ 7, 1826).
Cuốn sử nhà Nguyễn là Đại Nam thực lục chính biên mô tả hai cánh cổng của Hải Vân Quan như sau: "Cửa trước cao và dài đều 15 thước (khoảng 6 mét), ngang 17 thước 5 tấc, cửa sau cao 15 thước, dài 11 thước, ngang 18 thước 1 tấc, cửa tò vò đều cao 10 thước 8 tấc, ngang 8 thước 1 tấc. Phía tả hữu cửa quan, xếp đá làm tường, trước sau tiếp nhau. Phái biền binh 4 đội Hữu sai và 2 đội Ứng sai chở súng ống đến để đấy...".
Nằm ở vị trí chiến lược của đèo Hải Vân, vào thời đó Hải Vân Quan là một cơ cấu phòng thủ rất kiên cố, có khả năng để đẩy mọi cuộc tấn công bất ngờ và kiểm soát có hiệu quả mọi sự qua lại ở nơi đây.
Sau nhiều thế kỷ tồn tại, Hải Vân Quan đã phải chịu chung số phận với sự suy tàn của nhà Nguyễn.
Năm 1876, trước khi người Pháp lập nền Bảo hộ thì cửa ải có 50 lính canh phòng. Năm 1885, sau khi ký Hòa ước Giáp Thân (1884), số lính chỉ còn khoảng 5 người. Sang đầu thế kỷ 20, khi toàn bộ Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, cửa ải đã bị bỏ hoang.
Vào năm 1926, xung quanh Hải Vân Quan, quân đội Pháp đã xây dựng một hệ thống lô cốt - được gọi là Đồn Nhất - để bảo vệ ngọn đèo chiến lược này.
Sau năm 1954, hệ thống đồn bốt ấy được chuyển sang tay quân đội Mỹ.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đèo Hải Vân là nơi đã liên tiếp diễn ra những trận đánh lớn.
Những dấu tích chiến tranh vẫn còn hiện diện rõ trên các công trình quân sự ở nơi đây.
Ngày nay, Hải Vân Quan trở thành một điểm dừng chân chính của du khách mỗi khi đi qua đèo Hải Vân.
Từ cửa ải lịch sử này, du khách vừa có thể chiêm ngưỡng phong cảnh tuyệt vời của con đèo nổi tiếng, vừa hổi tưởng lại một giai đoạn lịch sử đầy khói lửa của đất nước.