Nằm trên dãy núi Bạch Mã ở giữa địa giới tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng, đèo Hải Vân là một con đèo nổi tiếng với những cảnh đẹp đắm say lòng người.Theo sử sách, trước năm 1306, vùng đất có đèo Hải Vân thuộc về hai châu Ô, Rí của vương quốc Champa. Sau khi được vua Champa là Chế Mân cắt làm sính lễ cầu hôn Công chúa Huyền Trân đời Trần thì đèo Hải Vân trở thành ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành.Vào nhà Hồ, vua Hồ Hán Thương sai tướng Đỗ Mãn đem quân sang đánh Champa khiến vua nước này là Jaya Sinhavarman V phải cắt đất Chiêm Động và Cổ Lũy để cầu hòa. Kể từ đó, cả vùng đất có đèo Hải Vân mới thuộc hẳn về nước Việt Nam, và trở thành ranh giới tự nhiên của hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam. Điều này được duy trì tới triều Nguyễn.Trong nhiều thế kỷ, đường Cái Quan (nay là Quốc lộ 1 A) băng qua đèo Hải Vân rất ít người dám qua lại, bởi đường hiểm, thú dữ và kẻ cướp... Dưới thời Pháp thuộc, người Pháp đã cho xây dựng tuyến đường sắt quanh co qua con đèo này và cải tạo đường xá nên đèo Hải Vân có nhiều người qua hơn.Dưới thời chính quyền Sài Gòn vì nguy cơ tai nạn giao thông trên con đường hẹp nên việc qua lại trên đèo được điều hành bằng cách đặt 3 trạm kiểm soát: 1 ở Lăng Cô, 1 ở đỉnh đèo, và 1 ở Liên Chiểu, hạn chế xe phải đi thành đoàn cùng lên đèo hoặc cùng xuống đèo để giảm tai nạn xe đâm nhau ngược đường.Xe từ Lăng Cô hay Liên Chiểu phải đợi tụ thành một đoàn rồi bắt đầu trèo đèo cùng một lượt. Đến đỉnh đèo thì đoàn xe dừng lại ở trạm kiểm soát và rồi xuống đèo cùng một lượt cho đến qua khỏi trạm kiểm soát ở chân đèo. Như vậy suốt đoạn đường đèo chỉ co một chiều xe chạy.Năm 1966 lực lượng công binh Seabee của binh chủng Thủy quân Lục chiến Mỹ nới rộng đường xa lộ qua đèo thì việc giao thông không phải đợi ở ba trạm kiểm soát kể trên nữa.Năm 2005, hầm đường bộ xuyên đèo Hải Vân cũng đã được đưa vào sử dụng, tạo thuận lợi cho việc đi lại nên trở ngại giao thông hầu như không còn nữa.Ngày nay, trên đỉnh đèo Hải Vân vẫn còn dấu vết của một cửa ải Hải Vân Quan, một công trình xây từ đời Trần, và được trùng tu vào thời NguyễnGần Hải Vân Quan hiện vẫn còn một vài lô cốt (tàn tích của Đồn Nhất) do quân đội Pháp xây dựng vào năm 1826 để bảo vệ ngọn đèo chiến lược này. Thời chính quyề Sài Gòn, các đồn bốt ấy được chuyển sang tay quân đội Mỹ.Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đèo Hải Vân là nơi đã liên tiếp diễn ra những trận đánh lớn.Mặc dù ngày nay đã có hầm đường bộ xuyên đèo Hải Vân, và địa hình của đường đèo vẫn còn một số hiểm trở, song nhiều du khách vẫn thích đi trên con đường này để thưởng ngoạn.Vào những ngày đẹp trời, từ đỉnh đèo có thể thấy khá rõ thành phố Đà Nẵng cùng Bán đảo Sơn Trà, Cù Lao Chàm...Do vẻ đẹp trời phú cùng vị trí chiến lược quan trọng, đèo Hải Vân và cửa ải trên đỉnh đèo đã được triều đình nhà Nguyễn cho khắc hình vào Dụ Đỉnh, tức đỉnh thứ 8 của Cửu Đỉnh trong sân Thế miếu.Một số hình ảnh khác về đèo Hải Vân.
Nằm trên dãy núi Bạch Mã ở giữa địa giới tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng, đèo Hải Vân là một con đèo nổi tiếng với những cảnh đẹp đắm say lòng người.
Theo sử sách, trước năm 1306, vùng đất có đèo Hải Vân thuộc về hai châu Ô, Rí của vương quốc Champa. Sau khi được vua Champa là Chế Mân cắt làm sính lễ cầu hôn Công chúa Huyền Trân đời Trần thì đèo Hải Vân trở thành ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành.
Vào nhà Hồ, vua Hồ Hán Thương sai tướng Đỗ Mãn đem quân sang đánh Champa khiến vua nước này là Jaya Sinhavarman V phải cắt đất Chiêm Động và Cổ Lũy để cầu hòa. Kể từ đó, cả vùng đất có đèo Hải Vân mới thuộc hẳn về nước Việt Nam, và trở thành ranh giới tự nhiên của hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam. Điều này được duy trì tới triều Nguyễn.
Trong nhiều thế kỷ, đường Cái Quan (nay là Quốc lộ 1 A) băng qua đèo Hải Vân rất ít người dám qua lại, bởi đường hiểm, thú dữ và kẻ cướp... Dưới thời Pháp thuộc, người Pháp đã cho xây dựng tuyến đường sắt quanh co qua con đèo này và cải tạo đường xá nên đèo Hải Vân có nhiều người qua hơn.
Dưới thời chính quyền Sài Gòn vì nguy cơ tai nạn giao thông trên con đường hẹp nên việc qua lại trên đèo được điều hành bằng cách đặt 3 trạm kiểm soát: 1 ở Lăng Cô, 1 ở đỉnh đèo, và 1 ở Liên Chiểu, hạn chế xe phải đi thành đoàn cùng lên đèo hoặc cùng xuống đèo để giảm tai nạn xe đâm nhau ngược đường.
Xe từ Lăng Cô hay Liên Chiểu phải đợi tụ thành một đoàn rồi bắt đầu trèo đèo cùng một lượt. Đến đỉnh đèo thì đoàn xe dừng lại ở trạm kiểm soát và rồi xuống đèo cùng một lượt cho đến qua khỏi trạm kiểm soát ở chân đèo. Như vậy suốt đoạn đường đèo chỉ co một chiều xe chạy.
Năm 1966 lực lượng công binh Seabee của binh chủng Thủy quân Lục chiến Mỹ nới rộng đường xa lộ qua đèo thì việc giao thông không phải đợi ở ba trạm kiểm soát kể trên nữa.
Năm 2005, hầm đường bộ xuyên đèo Hải Vân cũng đã được đưa vào sử dụng, tạo thuận lợi cho việc đi lại nên trở ngại giao thông hầu như không còn nữa.
Ngày nay, trên đỉnh đèo Hải Vân vẫn còn dấu vết của một cửa ải Hải Vân Quan, một công trình xây từ đời Trần, và được trùng tu vào thời Nguyễn
Gần Hải Vân Quan hiện vẫn còn một vài lô cốt (tàn tích của Đồn Nhất) do quân đội Pháp xây dựng vào năm 1826 để bảo vệ ngọn đèo chiến lược này. Thời chính quyề Sài Gòn, các đồn bốt ấy được chuyển sang tay quân đội Mỹ.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đèo Hải Vân là nơi đã liên tiếp diễn ra những trận đánh lớn.
Mặc dù ngày nay đã có hầm đường bộ xuyên đèo Hải Vân, và địa hình của đường đèo vẫn còn một số hiểm trở, song nhiều du khách vẫn thích đi trên con đường này để thưởng ngoạn.
Vào những ngày đẹp trời, từ đỉnh đèo có thể thấy khá rõ thành phố Đà Nẵng cùng Bán đảo Sơn Trà, Cù Lao Chàm...
Do vẻ đẹp trời phú cùng vị trí chiến lược quan trọng, đèo Hải Vân và cửa ải trên đỉnh đèo đã được triều đình nhà Nguyễn cho khắc hình vào Dụ Đỉnh, tức đỉnh thứ 8 của Cửu Đỉnh trong sân Thế miếu.
Một số hình ảnh khác về đèo Hải Vân.