Năm 1929, linh mục Paul Maheu đặt chân tới thung lũng Quy Hòa, một thung lũng tuyệt đẹp với bãi biển trài dài được bao quanh bởi các dãy núi gần thị xã Quy Nhơn. Ông đã quyết định biến thung lũng tách biệt với thế giới này thành một khu điều trị bệnh nhân phong.Bệnh viện Laproserie de Quy Hòa - bệnh viện cổ độc đáo nhất thế giới của Việt Nam đã ra đời với cơ sở vật chất ban đầu chỉ gồm một vài căn nhà tranh vách đất. Năm 1932, một trận bão khủng khiếp đã phá hủy toàn bộ nhà cửa nơi đây. Các souer thuộc dòng Phan sinh Thừa sai Đức mẹ đã vận động nhiều nguồn tài trợ để tái thiết bệnh viện.Giám đốc bệnh viện – soeur Charles Antoine đã đặt ra chương trình xây dựng lại bệnh viên và xây dựng nhà ở để người phong có nơi trú ngụ kiên cố, lâu dài.Nhờ thực hiện dự án này mà làng phong Quy Hòa đã trở thành một trong những bệnh viện có quy hoạch kiến trúc đẹp và độc đáo nhất thế giới.Từ năm 1932 đến 1958, chừng 250 ngôi nhà dành cho bệnh nhân phong lần lượt được xây dựng tại nơi đây.Tất cả những căn nhà dành cho bệnh nhân phong đều là nhà trệt, rộng rãi để bệnh nhân sống thoải mái, mọi chi tiết được tính toán kỹ lưỡng để không gây khó khăn cho người bệnh bởi phần lớn đều đã bị tàn phế (nhà có rất ít góc nhọn, hàng hiên trước ghép bằng những gạch bông, đá xanh để dễ đi, giữa các nhà hầu như không có hàng rào ngăn cách, trong vườn có nhiều ghế đá để nghỉ chân khi di dạo...).Những ngôi nhà nằm trong không gian êm đềm của cây xanh, nắng và gió chan hòa của vùng đất miền biển, như một ngôi làng thơ mộng. Ít ai có thể nghĩ rằng đây là trung tâm điều trị một trong những căn bệnh quái ác nhất của con người trong thế kỷ 20.Giữa những khối nhà là những công viên nho nhỏ. Công viên nào cũng có tượng, đó là tượng danh nhân y học, tượng Chúa, Đức mẹ và các thánh.Rất nhiều tiểu đình xinh đẹp mọc lên giữa công viên để người đi dạo có chỗ dừng chân nghỉ mệt.Các công trình vui chơi cho trẻ em cũng được xây dựng.Trong khuôn viên làng phong Quy Hòa có cả một quần thể kiến trúc tôn giáo độc đáo gồm nhà thờ và nơi ở của các nữ tu.Một số công trình công cộng còn điểm xuyết những chi tiết gợi nhớ đến đền chùa miếu mạo vốn rất quen thuộc với người Việt.Ngày nay, làng phong Quy Hòa không còn bị cô lập với thế giới bên ngoài như xưa mà đã trở thành một phần trong tổng thể Khu du lịch Ghềnh Ráng. Du khách có thể ghé thăm nơi đây qua những cung đường núi tuyệt đẹp của thành phố biển Quy Nhơn.
Năm 1929, linh mục Paul Maheu đặt chân tới thung lũng Quy Hòa, một thung lũng tuyệt đẹp với bãi biển trài dài được bao quanh bởi các dãy núi gần thị xã Quy Nhơn. Ông đã quyết định biến thung lũng tách biệt với thế giới này thành một khu điều trị bệnh nhân phong.
Bệnh viện Laproserie de Quy Hòa - bệnh viện cổ độc đáo nhất thế giới của Việt Nam đã ra đời với cơ sở vật chất ban đầu chỉ gồm một vài căn nhà tranh vách đất. Năm 1932, một trận bão khủng khiếp đã phá hủy toàn bộ nhà cửa nơi đây. Các souer thuộc dòng Phan sinh Thừa sai Đức mẹ đã vận động nhiều nguồn tài trợ để tái thiết bệnh viện.
Giám đốc bệnh viện – soeur Charles Antoine đã đặt ra chương trình xây dựng lại bệnh viên và xây dựng nhà ở để người phong có nơi trú ngụ kiên cố, lâu dài.
Nhờ thực hiện dự án này mà làng phong Quy Hòa đã trở thành một trong những bệnh viện có quy hoạch kiến trúc đẹp và độc đáo nhất thế giới.
Từ năm 1932 đến 1958, chừng 250 ngôi nhà dành cho bệnh nhân phong lần lượt được xây dựng tại nơi đây.
Tất cả những căn nhà dành cho bệnh nhân phong đều là nhà trệt, rộng rãi để bệnh nhân sống thoải mái, mọi chi tiết được tính toán kỹ lưỡng để không gây khó khăn cho người bệnh bởi phần lớn đều đã bị tàn phế (nhà có rất ít góc nhọn, hàng hiên trước ghép bằng những gạch bông, đá xanh để dễ đi, giữa các nhà hầu như không có hàng rào ngăn cách, trong vườn có nhiều ghế đá để nghỉ chân khi di dạo...).
Những ngôi nhà nằm trong không gian êm đềm của cây xanh, nắng và gió chan hòa của vùng đất miền biển, như một ngôi làng thơ mộng. Ít ai có thể nghĩ rằng đây là trung tâm điều trị một trong những căn bệnh quái ác nhất của con người trong thế kỷ 20.
Giữa những khối nhà là những công viên nho nhỏ. Công viên nào cũng có tượng, đó là tượng danh nhân y học, tượng Chúa, Đức mẹ và các thánh.
Rất nhiều tiểu đình xinh đẹp mọc lên giữa công viên để người đi dạo có chỗ dừng chân nghỉ mệt.
Các công trình vui chơi cho trẻ em cũng được xây dựng.
Trong khuôn viên làng phong Quy Hòa có cả một quần thể kiến trúc tôn giáo độc đáo gồm nhà thờ và nơi ở của các nữ tu.
Một số công trình công cộng còn điểm xuyết những chi tiết gợi nhớ đến đền chùa miếu mạo vốn rất quen thuộc với người Việt.
Ngày nay, làng phong Quy Hòa không còn bị cô lập với thế giới bên ngoài như xưa mà đã trở thành một phần trong tổng thể Khu du lịch Ghềnh Ráng. Du khách có thể ghé thăm nơi đây qua những cung đường núi tuyệt đẹp của thành phố biển Quy Nhơn.