Tháp Khương Mỹ là một cụm đền tháp Champa còn sót lại, nằm ở địa phận xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.Có niên đại vào cuối thể kỷ thứ 9, đầu thế kỹ thứ 10, nhóm tháp Chăm Khương Mỹ gồm ba tòa tháp xếp thành hàng ngang theo trục Bắc - Nam.Đây là kiểu tháp Champa truyền thống với mặt bằng gần vuông, cửa ra vào ở hướng đông, mái tháp gồm 3 tầng, tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới, trên cùng có chóp tháp bằng sa thạch. Mỗi tháp có một cửa ra vào và 5 cửa giả.Chân tháp ốp đá, thể hiện ảnh hưởng từ kiến trúc đền tháp Khmer.Nét đặc sắc nhất của tháp Khương Mỹ là những họa tiết trang trí rất phong phú và cầu kỳ trên thân tháp.Vòm cuốn trên các cửa uốn hình vòng cung, trang trí hoa văn thảo mộc cách điệu, đầu lá uốn cong xoắn xuýt, lá xếp thành nhiều tầng, thu nhỏ dần lên trên, phần đỉnh của mỗi vòm cuốn là một tổ hợp cành lá uốn thành hình lá đề.Trên mỗi mặt tường có 5 trụ ốp tường trang trí hoa văn thảo mộc cuộn thành những chữ S nối tiếp nhau, xen kẽ với các mảng tường trang trí hình thoi nối tiếp nhau từ chân đến đỉnh tường.Tại tòa tháp này, các nhà khai quật cũng tìm thấy nhiều nhiều tác phẩm điêu khắc đặc sắc.Các tác phẩm này đều liên hệ tời thần Vishnu, nhưng lại vắng bóng thần Siva và Brahma (ba vị thần tối thượng của Hindu giáo là Vishnu, Siva và Brahma), nên một số nhà nghiên cứu cho rằng Khương Mỹ là một khu đền thờ thần Vishnu.Nhìn chung, các tác phẩm điêu khắc ở Khương Mỹ thể hiện được sự chuyển tiếp từ những nét mạng mẽ, dữ dội của phong cách Đồng Dương sang những nét nhẹ nhàng, trang nhã của phong cách Trà Kiệu.Do đó các nhà nghiên cứu đã xếp chúng vào phong cách riêng: Phong cách Khương Mỹ - đầu thế kỷ 10.Cổng vào một tòa tháp.Bên trong tháp.Sau nhiều thế kỷ tồn tại, tháp Khương Mỹ đã xuống cấp nghiêm trọng và bị một số hộ dân lấn chiếm.
Tháp Khương Mỹ là một cụm đền tháp Champa còn sót lại, nằm ở địa phận xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Có niên đại vào cuối thể kỷ thứ 9, đầu thế kỹ thứ 10, nhóm tháp Chăm Khương Mỹ gồm ba tòa tháp xếp thành hàng ngang theo trục Bắc - Nam.
Đây là kiểu tháp Champa truyền thống với mặt bằng gần vuông, cửa ra vào ở hướng đông, mái tháp gồm 3 tầng, tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới, trên cùng có chóp tháp bằng sa thạch. Mỗi tháp có một cửa ra vào và 5 cửa giả.
Chân tháp ốp đá, thể hiện ảnh hưởng từ kiến trúc đền tháp Khmer.
Nét đặc sắc nhất của tháp Khương Mỹ là những họa tiết trang trí rất phong phú và cầu kỳ trên thân tháp.
Vòm cuốn trên các cửa uốn hình vòng cung, trang trí hoa văn thảo mộc cách điệu, đầu lá uốn cong xoắn xuýt, lá xếp thành nhiều tầng, thu nhỏ dần lên trên, phần đỉnh của mỗi vòm cuốn là một tổ hợp cành lá uốn thành hình lá đề.
Trên mỗi mặt tường có 5 trụ ốp tường trang trí hoa văn thảo mộc cuộn thành những chữ S nối tiếp nhau, xen kẽ với các mảng tường trang trí hình thoi nối tiếp nhau từ chân đến đỉnh tường.
Tại tòa tháp này, các nhà khai quật cũng tìm thấy nhiều nhiều tác phẩm điêu khắc đặc sắc.
Các tác phẩm này đều liên hệ tời thần Vishnu, nhưng lại vắng bóng thần Siva và Brahma (ba vị thần tối thượng của Hindu giáo là Vishnu, Siva và Brahma), nên một số nhà nghiên cứu cho rằng Khương Mỹ là một khu đền thờ thần Vishnu.
Nhìn chung, các tác phẩm điêu khắc ở Khương Mỹ thể hiện được sự chuyển tiếp từ những nét mạng mẽ, dữ dội của phong cách Đồng Dương sang những nét nhẹ nhàng, trang nhã của phong cách Trà Kiệu.
Do đó các nhà nghiên cứu đã xếp chúng vào phong cách riêng: Phong cách Khương Mỹ - đầu thế kỷ 10.
Cổng vào một tòa tháp.
Bên trong tháp.
Sau nhiều thế kỷ tồn tại, tháp Khương Mỹ đã xuống cấp nghiêm trọng và bị một số hộ dân lấn chiếm.