Phượng hoàng là một linh vật quan trọng trong quan niệm truyền thống của người Việt. Các cổ vật mang hình tượng phượng hoàng có khá nhiều ở Việt Nam, trong đó kích thước đồ sộ và tinh xảo bậc nhất phải kể đến là chiếc đầu phượng hoàng được lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.Hiện vật này làm bằng đất nung, có chiều dài khoảng 1 mét tính từ đầu mỏ đến dải bờm sau đầu, được tạo tác vào cuối triều Trần hoặc triều Hồ, niên đại khoảng thế kỷ 14-15. Đây là bộ phận trang trí góc mái kiến trúc của cung điện thời kỳ này.Mang đặc trưng nghệ thuật Đại Việt cuối thời Trần, đầu phượng được thể hiện với chiếc mỏ to, dài, mắt tròn lồi, bờm lượn, với các đường nét chạm tinh xảo.Đôi mắt chim phượng hoàng rất có thần. Gờ mí mắt uốn cong với chỏm lông kéo dài ra phía sau, được trang trí chuỗi hoa văn xoắn ốc.Mỏ chim dài và cong vút, bên trong ngậm ngọc.Dưới mỏ có hai chiếc mào trang trí hoa văn uốn lượn.Chiếc mào nhỏ trên đỉnh đầu phượng hoàng.Sau đầu phượng có chỏm bờm kéo dài, uốn cong.Các đường nét tạo hình của tác phẩm toát lên vẻ thanh thoát.Dưới đầu tượng có cấu trúc mộng dùng để ghép tượng vào bộ mái công trình.Mặt sau của đầu chim phượng hoàng.Với kích thước rất lớn, chiếc đầu phượng không chỉ thể hiện quy mô đồ sộ của công trình kiến trúc mà còn phản ánh trình độ của những người nghệ nhân, thợ xây dựng thời kỳ này.Theo quan niệm của người phương Đông nói chung, phượng được coi là chúa tể của 360 loài chim. Nó là sự kết tinh vẻ đẹp và sự mềm mại thanh lịch duyên dáng của các loài chim, nổi bật là công và trĩ.Trong văn hóa Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên... chim phượng là một hình ảnh mang tính biểu tượng đặc biệt, là một trong bốn linh vật hàng đầu (tứ linh), gồm Long, Ly, Quy, Phượng (Rồng, Lân, Rùa, Phượng).Hình tượng phượng hoàng xuất hiện trong văn hóa Việt từ rất sớm. Có người cho rằng hình tượng chim Lạc trên trống đồng Đông Sơn chính là sự khắc họa có tính điển hình đầu tiên về chim phượng.Một đầu phượng hoàng có kích cỡ nhỏ hơn được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Mới quý độc giả xem video: "Sốc nặng" với phát hiện nguồn gốc người Việt. Nguồn: VTC9
Phượng hoàng là một linh vật quan trọng trong quan niệm truyền thống của người Việt. Các cổ vật mang hình tượng phượng hoàng có khá nhiều ở Việt Nam, trong đó kích thước đồ sộ và tinh xảo bậc nhất phải kể đến là chiếc đầu phượng hoàng được lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Hiện vật này làm bằng đất nung, có chiều dài khoảng 1 mét tính từ đầu mỏ đến dải bờm sau đầu, được tạo tác vào cuối triều Trần hoặc triều Hồ, niên đại khoảng thế kỷ 14-15. Đây là bộ phận trang trí góc mái kiến trúc của cung điện thời kỳ này.
Mang đặc trưng nghệ thuật Đại Việt cuối thời Trần, đầu phượng được thể hiện với chiếc mỏ to, dài, mắt tròn lồi, bờm lượn, với các đường nét chạm tinh xảo.
Đôi mắt chim phượng hoàng rất có thần. Gờ mí mắt uốn cong với chỏm lông kéo dài ra phía sau, được trang trí chuỗi hoa văn xoắn ốc.
Mỏ chim dài và cong vút, bên trong ngậm ngọc.
Dưới mỏ có hai chiếc mào trang trí hoa văn uốn lượn.
Chiếc mào nhỏ trên đỉnh đầu phượng hoàng.
Sau đầu phượng có chỏm bờm kéo dài, uốn cong.
Các đường nét tạo hình của tác phẩm toát lên vẻ thanh thoát.
Dưới đầu tượng có cấu trúc mộng dùng để ghép tượng vào bộ mái công trình.
Mặt sau của đầu chim phượng hoàng.
Với kích thước rất lớn, chiếc đầu phượng không chỉ thể hiện quy mô đồ sộ của công trình kiến trúc mà còn phản ánh trình độ của những người nghệ nhân, thợ xây dựng thời kỳ này.
Theo quan niệm của người phương Đông nói chung, phượng được coi là chúa tể của 360 loài chim. Nó là sự kết tinh vẻ đẹp và sự mềm mại thanh lịch duyên dáng của các loài chim, nổi bật là công và trĩ.
Trong văn hóa Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên... chim phượng là một hình ảnh mang tính biểu tượng đặc biệt, là một trong bốn linh vật hàng đầu (tứ linh), gồm Long, Ly, Quy, Phượng (Rồng, Lân, Rùa, Phượng).
Hình tượng phượng hoàng xuất hiện trong văn hóa Việt từ rất sớm. Có người cho rằng hình tượng chim Lạc trên trống đồng Đông Sơn chính là sự khắc họa có tính điển hình đầu tiên về chim phượng.
Một đầu phượng hoàng có kích cỡ nhỏ hơn được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Mới quý độc giả xem video: "Sốc nặng" với phát hiện nguồn gốc người Việt. Nguồn: VTC9