Bắc qua rạch Thị Nghè ở ranh giới giữa quận 1 và quận Bình Thạnh của TP.HCM, cầu Bông là một trong những cây cầu có lịch sử lâu đời nhất của vùng đất Sài Gòn - Gia Định xưa.Các sử liệu cho thấy, cầu Bông được xây dựng vào khoảng thế kỷ 18. Có tư liệu ghi chi tiết rằng cầu được xây dựng vào năm 1771, thời các chúa Nguyễn.Thuở sơ khai, cầu được gọi là cầu Cao Miên, tương truyền do một vị phó vương Cao Miên (Khmer) đang xin tá túc tại khu vực này cho xây dựng. Vùng đất quanh cầu Bông thời ấy có khá nhiều người Khmer sinh sống.Có nhiều giả thuyết khác nhau quanh tên gọi cầu Bông. Được nói đến nhiều nhất là chuyện gầm cầu từng có một vườn hoa rất đẹp, nên dân gian gọi đây là cầu Hoa.Khi nhà Nguyễn hình thành, vì các vấn đề húy kỵ liên quan đến hoàng tộc mà cầu Hoa đổi tên thành cầu Huê, rồi cầu Bông (“huê”, hay “bông” đều là hoa theo các cách gọi của cư dân Nam Bộ).Kể từ thời Pháp thuộc, cầu Bông đã nhiều lần trở thành chứng nhân lịch sử cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân Sài Gòn – Gia Định.Năm 1945, trong những ngày đầu của cuộc Nam bộ kháng chiến, cầu Bông giữ vai trò của một chiến lũy, góp phần cô lập quân đội thực dân Pháp trong nội đô Sài Gòn.Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cầu Bông là địa điểm diễn ra nhiều trận đánh ác liệt giữa ta và địch, đồng thời cũng chứng kiến nhiều cuộc biểu tình phản chiến.Trải qua thăng trầm lịch sử, cầu Bông đã từng nhiều lần đổ sập và được xây lại trên vị trí cũ. Vào năm 2013, cây cầu hiện hữu đã trên 50 tuổi và xuống cấp trầm trọng. Chính quyền TP.HCM đã cho xây mới cầu Bông. Năm 2014, cầu Bông mới thông xe.Cây cầu này dài 84 mét, bề rộng 21 mét, gồm 3 nhịp. Mặt cầu được thiết kế lối riêng cho người đi bộ, có dải phân cách là các bồn hoa.Theo đánh giá, cầu được thiết kế với kiến trúc đẹp, nhiều chi tiết trang trí vừa tôn vinh bề dày lịch sử, vừa phù hợp với cảnh quan. Thảm cây xanh được bài trí hài hòa, làm cho cây cầu không bị thô cứng.Sau khi được tái thiết, cầu Bông không chỉ tạo sự thuận lợi cho người dân tham gia giao thông mà đã trở thành một điểm nhấn, đáp ứng xu thế đi lên về diện mạo kiến trúc và văn minh đô thị ở TP.HCM... Mời quý độc giả xem video: Huyền thoại xe Honda 67 trên đường phố Sài Gòn - TP. HCM. Nguồn VTV24
Bắc qua rạch Thị Nghè ở ranh giới giữa quận 1 và quận Bình Thạnh của TP.HCM, cầu Bông là một trong những cây cầu có lịch sử lâu đời nhất của vùng đất Sài Gòn - Gia Định xưa.
Các sử liệu cho thấy, cầu Bông được xây dựng vào khoảng thế kỷ 18. Có tư liệu ghi chi tiết rằng cầu được xây dựng vào năm 1771, thời các chúa Nguyễn.
Thuở sơ khai, cầu được gọi là cầu Cao Miên, tương truyền do một vị phó vương Cao Miên (Khmer) đang xin tá túc tại khu vực này cho xây dựng. Vùng đất quanh cầu Bông thời ấy có khá nhiều người Khmer sinh sống.
Có nhiều giả thuyết khác nhau quanh tên gọi cầu Bông. Được nói đến nhiều nhất là chuyện gầm cầu từng có một vườn hoa rất đẹp, nên dân gian gọi đây là cầu Hoa.
Khi nhà Nguyễn hình thành, vì các vấn đề húy kỵ liên quan đến hoàng tộc mà cầu Hoa đổi tên thành cầu Huê, rồi cầu Bông (“huê”, hay “bông” đều là hoa theo các cách gọi của cư dân Nam Bộ).
Kể từ thời Pháp thuộc, cầu Bông đã nhiều lần trở thành chứng nhân lịch sử cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân Sài Gòn – Gia Định.
Năm 1945, trong những ngày đầu của cuộc Nam bộ kháng chiến, cầu Bông giữ vai trò của một chiến lũy, góp phần cô lập quân đội thực dân Pháp trong nội đô Sài Gòn.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cầu Bông là địa điểm diễn ra nhiều trận đánh ác liệt giữa ta và địch, đồng thời cũng chứng kiến nhiều cuộc biểu tình phản chiến.
Trải qua thăng trầm lịch sử, cầu Bông đã từng nhiều lần đổ sập và được xây lại trên vị trí cũ. Vào năm 2013, cây cầu hiện hữu đã trên 50 tuổi và xuống cấp trầm trọng. Chính quyền TP.HCM đã cho xây mới cầu Bông. Năm 2014, cầu Bông mới thông xe.
Cây cầu này dài 84 mét, bề rộng 21 mét, gồm 3 nhịp. Mặt cầu được thiết kế lối riêng cho người đi bộ, có dải phân cách là các bồn hoa.
Theo đánh giá, cầu được thiết kế với kiến trúc đẹp, nhiều chi tiết trang trí vừa tôn vinh bề dày lịch sử, vừa phù hợp với cảnh quan. Thảm cây xanh được bài trí hài hòa, làm cho cây cầu không bị thô cứng.
Sau khi được tái thiết, cầu Bông không chỉ tạo sự thuận lợi cho người dân tham gia giao thông mà đã trở thành một điểm nhấn, đáp ứng xu thế đi lên về diện mạo kiến trúc và văn minh đô thị ở TP.HCM...
Mời quý độc giả xem video: Huyền thoại xe Honda 67 trên đường phố Sài Gòn - TP. HCM. Nguồn VTV24