Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, chiến thắng Bạch Đằng lần thứ ba diễn ra năm 1288, là một trong những chiến thắng vẻ vang nhất trong lịch sử dân tộc, gây chấn động thế giới lúc bấy giờ.
Năm 1288, quân dân Đại Việt, dưới sự chỉ huy trực tiếp của tướng lĩnh nhà Trần, đã đánh tan đội quân Mông - Nguyên xâm lược lần thứ ba trên sông Bạch Đằng. Chiến thắng này đã gây chấn động thế giới khi một nước nhỏ đánh bại đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ.
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chính là người trực tiếp chỉ huy quân đội nhà Trần làm nên chiến thắng oanh liệt này. Đây là một trong những đỉnh cao trong cuộc đời binh nghiệp của ông.
Trước khi chiến thắng Bạch Đằng, danh tướng Trần Khánh Dư đã lập công lớn khi đánh chìm tàu của đoàn quân vận chuyển lương của Trương Văn Hổ ở Vân Đồn, buộc Thoát Hoan phải nhanh chóng rút quân, giúp quân Trần đánh bại kẻ địch trên sông Bạch Đằng.
Đoán được âm mưu của giặc, Hưng Đạo Vương sai Nguyễn Khoái dẫn quân lẻn qua đường tắt lên mé thượng lưu sông Bạch Đằng chặt gỗ, đẽo nhọn đầu, bịt sắt (một số tài liệu cho rằng cọc lần này không bịt sắt) đóng trên sông rồi đặt phục binh chờ đợi đến lúc thủy triều lên thì đem thuyền ra khiêu chiến.
Theo sự bố trí từ trước, tướng quân Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thế Nghĩa dẫn quân mai phục ở ải Nội Bàng (Lạng Sơn) chờ quân bộ của Thoát Hoan. Quả nhiên, sau khi bị đánh tan ở sông Bạch Đằng, Thoát Hoan tiếp tục bị đánh trên đường bộ. Bị truy kích ráo riết, hoàng tử nhà Nguyên buộc phải chui vào ống đồng cho quân lính khiêng chạy về phương Bắc.
Ngoài chủ soái Thoát Hoan, Toa Đô, Trương Văn Hổ, Ô Mã Nhi là những đại tướng của giặc Mông - Nguyên từng đem quân sang xâm lược nước ta. Trong trận Bạch Đằng năm 1288, Ô Mã Nhi bị quân ta bắt sống.
Sông Bạch Đằng còn có tên khác là Bạch Đằng Giang, chảy qua địa phận của thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) với huyện Thủy Nguyên của thành phố Hải Phòng.
Đại chiến Bạch Đằng Giang năm 1288 Nhân lúc thủy triều lên, Trần Quốc Tuấn cho quân ra khiêu chiến, nhử địch vào trận địa đã được bày sẵn.
Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, chiến thắng Bạch Đằng lần thứ ba diễn ra năm 1288, là một trong những chiến thắng vẻ vang nhất trong lịch sử dân tộc, gây chấn động thế giới lúc bấy giờ.
Năm 1288, quân dân Đại Việt, dưới sự chỉ huy trực tiếp của tướng lĩnh nhà Trần, đã đánh tan đội quân Mông - Nguyên xâm lược lần thứ ba trên sông Bạch Đằng. Chiến thắng này đã gây chấn động thế giới khi một nước nhỏ đánh bại đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ.
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chính là người trực tiếp chỉ huy quân đội nhà Trần làm nên chiến thắng oanh liệt này. Đây là một trong những đỉnh cao trong cuộc đời binh nghiệp của ông.
Trước khi chiến thắng Bạch Đằng, danh tướng Trần Khánh Dư đã lập công lớn khi đánh chìm tàu của đoàn quân vận chuyển lương của Trương Văn Hổ ở Vân Đồn, buộc Thoát Hoan phải nhanh chóng rút quân, giúp quân Trần đánh bại kẻ địch trên sông Bạch Đằng.
Đoán được âm mưu của giặc, Hưng Đạo Vương sai Nguyễn Khoái dẫn quân lẻn qua đường tắt lên mé thượng lưu sông Bạch Đằng chặt gỗ, đẽo nhọn đầu, bịt sắt (một số tài liệu cho rằng cọc lần này không bịt sắt) đóng trên sông rồi đặt phục binh chờ đợi đến lúc thủy triều lên thì đem thuyền ra khiêu chiến.
Theo sự bố trí từ trước, tướng quân Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thế Nghĩa dẫn quân mai phục ở ải Nội Bàng (Lạng Sơn) chờ quân bộ của Thoát Hoan. Quả nhiên, sau khi bị đánh tan ở sông Bạch Đằng, Thoát Hoan tiếp tục bị đánh trên đường bộ. Bị truy kích ráo riết, hoàng tử nhà Nguyên buộc phải chui vào ống đồng cho quân lính khiêng chạy về phương Bắc.
Ngoài chủ soái Thoát Hoan, Toa Đô, Trương Văn Hổ, Ô Mã Nhi là những đại tướng của giặc Mông - Nguyên từng đem quân sang xâm lược nước ta. Trong trận Bạch Đằng năm 1288, Ô Mã Nhi bị quân ta bắt sống.
Sông Bạch Đằng còn có tên khác là Bạch Đằng Giang, chảy qua địa phận của thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) với huyện Thủy Nguyên của thành phố Hải Phòng.
Đại chiến Bạch Đằng Giang năm 1288 Nhân lúc thủy triều lên, Trần Quốc Tuấn cho quân ra khiêu chiến, nhử địch vào trận địa đã được bày sẵn.