Theo đó, mức bảo vệ loài rùa mai mềm ở hồ Hoàn Kiếm được nâng từ phụ lục III lên phụ lục II, từ mức được phép buôn bán thương mại nhưng phải chịu sự điều chỉnh (do một hoặc nhóm nước là thành viên của Công ước đề xuất) lên mức được phép buôn bán thương mại, nhưng phải chịu sự điều chỉnh trong phạm vi toàn cầu.
Ngoài rùa mai mềm ở hồ Hoàn kiếm, 11 loài rùa khác ở Việt Nam cũng được nâng mức bảo vệ trong công ước CITES, trong đó nhiều loài được xếp vào nhóm ngừng hạn ngạch trao đổi, vì mục đích thương mại như rùa Trung Bộ, rùa Sa Nhân, rùa Hộp Ba Vạch...
Theo đại diện Thành ủy Hà Nội, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã được Thành phố giao nghiên cứu đề xuất trình Chính phủ công nhận cá thể rùa Hồ Gươm là Bảo vật quốc gia.
Ngày 31/1, PGS.TS. Hà Đình Đức đã đề nghị với lãnh đạo TP. Hà Nội cần khẩn trương xem xét trình lên Chính phủ để nghiên cứu, phê duyệt việc công nhận cá thể rùa Hồ Gươm (còn sống), tiêu bản rùa Hồ Gươm còn lưu tại đền Ngọc Sơn và bộ xương rùa Hồ Gươm còn lưu trong bảo tàng Hà Nội làm Bảo vật quốc gia.
|
Rùa Hồ Gươm được nâng mức bảo vệ.
|
Ông Đức cho rằng, những năm qua đã có nhiều hiện vật lưu giữ trong các bảo tàng ở nhiều địa phương cả nước được công nhận là Bảo vật quốc gia, do vậy việc đưa rùa Hồ Gươm vào danh sách Bảo vật quốc gia là cần thiết.
Nói về đề xuất này, chiều 26/2, ông Phan Đăng Long, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho hay: Hà Nội đã giao cho Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch nghiên cứu đề xuất này. Giờ cũng chưa thể nói được gì vì nó còn liên quan tới nhiều vấn đề.
Về việc có đồng tình với đề xuất của PGS. Hà Đình Đức không, ông Long nói, giao cho ngành văn hóa nghiên cứu, nhưng đồng ý hay không thì chưa trả lời được. Ngành văn hóa nghiên cứu có đề xuất mới xem xét.
“Vấn đề này đã được đặt ra nhiều năm trước, vấn đề là đưa vào làm Bảo vật quốc gia phải dựa theo tiêu chí theo Luật di sản. Cách đây khoảng chục năm, Thành phố cũng đã cung cấp kinh phí cho PGS. Hà Đình Đức nghiên cứu, nhưng tới nay vẫn chưa có kết quả”, ông Long cho biết thêm.
Cũng theo ông Long, câu chuyện về rùa Hồ Gươm đã là di sản văn hóa phi vật thể rồi, nhưng đây là câu chuyện truyền thuyết, tâm linh, không phải hiện vật cụ thể. Ngay cả cá thể rùa còn sống hoặc tiêu bản, giờ xác định tiêu chí như thế nào cũng là vấn đề.
“Giờ đang giao cho Sở văn hóa nghiên cứu đề xuất đó. Còn thời gian nghiên cứu tôi cũng chưa nắm được”, ông Long cho biết thêm.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU: