Mới đây, nhiều cơ sở bán thùng đựng hóa chất quá “đát”, thải ra từ nhiều nhà máy, khu công nghiệp xuất hiện ở Hà Đông, Tân Biên (TPHCM). Bỏ qua tất cả những cảnh báo về nguy hại, nhiều người mua thùng, vô tư tận dụng để chứa nước, đựng thực phẩm ăn uống cho gia đình. Đây vốn là những thùng đựng dầu, sơn, chất tẩy rửa công nghiệp được nhiều nhà máy loại thải. Loại vỏ can, thùng, phuy sắt, phuy nhựa này giá khá “bèo”, dùng bền, thể tích chứa lớn (10 – trên 400 lít), vì thế được người mua chuộng dùng. Tùy vào chất liệu và dung tích, thùng có mức giá khác nhau từ 200 -300 nghìn đồng. Các biện pháp an toàn, loại bỏ mùi hóa chất còn lại trong thùng đều được người mua tự “chế” như xúc, rửa bằng xà phòng hoặc ngâm nước có giấm trong nhiều ngày. GS.TSKH Lê Huy Bá, viện TN&MT (trường ĐH Nguyễn Tất Thành, TPHCM) cho biết: "Trong các chất tẩy rửa, dầu nhớt, hóa chất dệt nhuộm đều độc hại, khó xử lý. Bằng tẩy rửa, xà bông không thể làm sạch chất này". Vì thế các biện pháp tự làm của người dân không có tác dụng. Khi sử dụng thùng chứa hóa chất, vô tình các chất độc, kim loại nặng sẽ thôi ra và ngấm vào thực phẩm, sau đó tích lũy ở các bộ phận như gan, thận gây bệnh ung thư, rối loạn tiêu hóa. Đối với các loại thức ăn có nhiều axit như dưa muối, cà muối... thì monome từ nhựa polime của thùng tan ra nhanh hơn. Đồ ăn như đậu phụ, bột bánh đựng trong thùng này sẽ nhiễm chất tạo màu, dung môi còn lại của hóa chất. Ngoài ra, thành phần hóa chất thường chứa axit hoặc bazo… chúng hòa lẫn vào nước gây bệnh viêm da dị ứng, ăn mòn da rất nguy hiểm cho người sử dụng.Đặc biệt, các loại thùng này nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao (ánh nắng, đựng thực phẩm nóng) hoặc phụ gia lên men thực phẩm, các chất xúc tác từ quá trình chế tạo thùng sẽ biến đổi và tạo nhiều độc tố. Vì thế, bất cứ thùng đựng có dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm độc hại, tuyệt đối không nên tận dụng đựng nước, thực phẩm hoặc những đồ có khả năng thôi hóa chất, biến đổi thành phần. Axít oxalic tồn tại ở các loại thùng này vào cơ thể, sẽ kích thích niêm mạc ruột, thậm chí gây tử vong nếu có hàm lượng lớn.
Mới đây, nhiều cơ sở bán thùng đựng hóa chất quá “đát”, thải ra từ nhiều nhà máy, khu công nghiệp xuất hiện ở Hà Đông, Tân Biên (TPHCM). Bỏ qua tất cả những cảnh báo về nguy hại, nhiều người mua thùng, vô tư tận dụng để chứa nước, đựng thực phẩm ăn uống cho gia đình.
Đây vốn là những thùng đựng dầu, sơn, chất tẩy rửa công nghiệp được nhiều nhà máy loại thải. Loại vỏ can, thùng, phuy sắt, phuy nhựa này giá khá “bèo”, dùng bền, thể tích chứa lớn (10 – trên 400 lít), vì thế được người mua chuộng dùng. Tùy vào chất liệu và dung tích, thùng có mức giá khác nhau từ 200 -300 nghìn đồng.
Các biện pháp an toàn, loại bỏ mùi hóa chất còn lại trong thùng đều được người mua tự “chế” như xúc, rửa bằng xà phòng hoặc ngâm nước có giấm trong nhiều ngày.
GS.TSKH Lê Huy Bá, viện TN&MT (trường ĐH Nguyễn Tất Thành, TPHCM) cho biết: "Trong các chất tẩy rửa, dầu nhớt, hóa chất dệt nhuộm đều độc hại, khó xử lý. Bằng tẩy rửa, xà bông không thể làm sạch chất này". Vì thế các biện pháp tự làm của người dân không có tác dụng.
Khi sử dụng thùng chứa hóa chất, vô tình các chất độc, kim loại nặng sẽ thôi ra và ngấm vào thực phẩm, sau đó tích lũy ở các bộ phận như gan, thận gây bệnh ung thư, rối loạn tiêu hóa.
Đối với các loại thức ăn có nhiều axit như dưa muối, cà muối... thì monome từ nhựa polime của thùng tan ra nhanh hơn. Đồ ăn như đậu phụ, bột bánh đựng trong thùng này sẽ nhiễm chất tạo màu, dung môi còn lại của hóa chất.
Ngoài ra, thành phần hóa chất thường chứa axit hoặc bazo… chúng hòa lẫn vào nước gây bệnh viêm da dị ứng, ăn mòn da rất nguy hiểm cho người sử dụng.
Đặc biệt, các loại thùng này nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao (ánh nắng, đựng thực phẩm nóng) hoặc phụ gia lên men thực phẩm, các chất xúc tác từ quá trình chế tạo thùng sẽ biến đổi và tạo nhiều độc tố.
Vì thế, bất cứ thùng đựng có dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm độc hại, tuyệt đối không nên tận dụng đựng nước, thực phẩm hoặc những đồ có khả năng thôi hóa chất, biến đổi thành phần. Axít oxalic tồn tại ở các loại thùng này vào cơ thể, sẽ kích thích niêm mạc ruột, thậm chí gây tử vong nếu có hàm lượng lớn.