Khó có gia đình nếu thu nhập trung bình: Chris Schrader, chuyên gia kinh tế làm việc ở thung lũng Silicon, cho rằng ngay cả những người có mức thu nhập trung bình 100.000 USD/ năm cũng rất khó để lập gia đình. Giá nhà đất tại đây ngày càng trở nên đắt đỏ hơn bao giờ hết. Ngày càng nhiều những kẻ kiêu ngạo: Min Ju Lee, làm việc cho hãng Google, cho biết anh lớn lên trong một môi trường giáo dục mà những người học Đại học công được cho là tầng lớp thấp. Bộ phận khác thì luôn được xếp thứ hạng cao, bởi vì đơn giản cha mẹ của chúng là một trong những giáo sư đang công tác ở một trường đại học uy tín. Những cố vấn “dỏm”: Có rất nhiều kẻ tự xưng là cố vấn cho những công ty khởi nghiệp, tỏ vẻ thông thái nhưng lại sở hữu vốn kiến thức hạn hẹp. Họ chỉ ăn không ngồi rồi, mà còn có thể kết nối bạn với nhiều kẻ vô dụng khác. Tôi nghĩ họ làm điều đó bởi chính bản thân họ đã quá kiêu ngạo”, Pallavi Sharda, một cựu bác sỹ y khoa công nghệ cao từng làm việc ở thung lũng Silicon chia sẻ. Không thể tìm được một người phụ nữ độc thân: "Nếu là một chàng trai và đang tìm kiếm một cô gái nào đó tại đây thì tôi cược rằng bạn sẽ không có nhiều may mắn bởi sự tương phản giữa số tiền bạn có với những cô gái còn độc thân sẽ gây khó dễ cho bạn”, Paul Núñez một nghiên cứu sinh chia sẻ. Bạn có nguy cơ về hưu ở tuổi 40: Linh mục Michael cho rằng không phải lập trình viên trên 40 tuổi nào cũng đều không còn khả năng sáng tạo. Thế nhưng, sự phân loại độ tuổi vô cùng khắc nghiệt trong môi trường này vẫn diễn ra. "Mọi người không muốn cộng tác với những người lớn tuổi mà chưa ở đỉnh cao của sự nghiệp”, Michel cho biết. Những mẩu quảng cáo bị thổi phồng: Hãy cảnh giác để đừng bị cuốn vào những lời đồn thổi kiểu như: "Thung lũng Silicon là một trung tâm công nghệ cao của vũ trụ mà bạn sẽ trở thành một doanh nhân thành đạt khi sống tại đây". Điều đó có thể khiến người ta tin rằng mình đang sống nơi tốt nhất, hoàn hảo nhất, nhưng sự thật thành công và thất bại sẽ rất khó nắm bắt được nếu bạn không tự chủ. Hệ thống giao thông tồi tệ: “Hệ thống giao thông công cộng thực sự nghèo nàn so với các khu vực khác trên toàn lãnh thổ nước Mỹ. Nếu bạn muốn đến bất kỳ một sân bay nào, bạn sẽ phải sử dụng 4 mạng lưới vận chuyển riêng biệt để đến nơi trong điều kiện tốt nhất”, Jacob Vincent cho biết. Quá nhiều người da trắng: Jeff Pilisuk, người sáng lập kiêm chủ tịch iEnso cho rằng có những điều vô cùng khắc nghiệt đang diễn ra ở Silicon mà rất ít những nhà đầu tư hay doanh nhân sẵn sàng thảo luận về nó, trong đó có vấn đề về chủng tộc. Hiếm người da màu được trọng dụng tại đây. Trẻ em cũng bị đẩy vào guồng quay: “ Không chỉ người lớn, những đứa trẻ ở đây cũng phải gồng mình phấn đấu. Hồi chỉ mới lên 7 tuổi tôi đã phải ghi danh cùng lúc học trượt băng, piano và violon. Áp lực về thành tích, điểm số khiến tôi phải liên tục cạnh tranh với bạn bè không ngừng nghỉ”, Jenny Du chia sẻ về cuộc sống của mình tại Thung lũng Silicon. Chỉ những người làm công nghệ mới được đối xử tốt: “ Sự nguy hiểm khi làm việc ở xứ sở của công nghệ là những người làm ở những ngành nghề khác sẽ cảm thấy bị đối xử không công bằng ở đây!”, Nancy Roberts, một chuyên gia ở Thung lũng Silicon, cho biết. Người nghèo càng nghèo, người giàu càng giàu hơn: Mặt tối khác của thung lũng Silicon đó là một bộ phận những người sở hữu làm chủ các hãng công nghệ lớn đã tạo ra một khoảng cách khá xa so với những tầng lớp khác trong xã hội. Công việc sẽ "nuốt chửng" cuộc sống: "Bạn phải tập dần với lối sống áp lực cao trong công việc, trung bình bạn phải làm 10 giờ một ngày và mất một đến hai giờ để di chuyển, đó là một nơi khá căng thẳng chỉ có công việc với công việc”, Randy Andrews chia sẻ với gánh nặng nhà cửa của mình.
Khó có gia đình nếu thu nhập trung bình: Chris Schrader, chuyên gia kinh tế làm việc ở thung lũng Silicon, cho rằng ngay cả những người có mức thu nhập trung bình 100.000 USD/ năm cũng rất khó để lập gia đình. Giá nhà đất tại đây ngày càng trở nên đắt đỏ hơn bao giờ hết.
Ngày càng nhiều những kẻ kiêu ngạo: Min Ju Lee, làm việc cho hãng Google, cho biết anh lớn lên trong một môi trường giáo dục mà những người học Đại học công được cho là tầng lớp thấp. Bộ phận khác thì luôn được xếp thứ hạng cao, bởi vì đơn giản cha mẹ của chúng là một trong những giáo sư đang công tác ở một trường đại học uy tín.
Những cố vấn “dỏm”: Có rất nhiều kẻ tự xưng là cố vấn cho những công ty khởi nghiệp, tỏ vẻ thông thái nhưng lại sở hữu vốn kiến thức hạn hẹp. Họ chỉ ăn không ngồi rồi, mà còn có thể kết nối bạn với nhiều kẻ vô dụng khác. Tôi nghĩ họ làm điều đó bởi chính bản thân họ đã quá kiêu ngạo”, Pallavi Sharda, một cựu bác sỹ y khoa công nghệ cao từng làm việc ở thung lũng Silicon chia sẻ.
Không thể tìm được một người phụ nữ độc thân: "Nếu là một chàng trai và đang tìm kiếm một cô gái nào đó tại đây thì tôi cược rằng bạn sẽ không có nhiều may mắn bởi sự tương phản giữa số tiền bạn có với những cô gái còn độc thân sẽ gây khó dễ cho bạn”, Paul Núñez một nghiên cứu sinh chia sẻ.
Bạn có nguy cơ về hưu ở tuổi 40: Linh mục Michael cho rằng không phải lập trình viên trên 40 tuổi nào cũng đều không còn khả năng sáng tạo. Thế nhưng, sự phân loại độ tuổi vô cùng khắc nghiệt trong môi trường này vẫn diễn ra. "Mọi người không muốn cộng tác với những người lớn tuổi mà chưa ở đỉnh cao của sự nghiệp”, Michel cho biết.
Những mẩu quảng cáo bị thổi phồng: Hãy cảnh giác để đừng bị cuốn vào những lời đồn thổi kiểu như: "Thung lũng Silicon là một trung tâm công nghệ cao của vũ trụ mà bạn sẽ trở thành một doanh nhân thành đạt khi sống tại đây". Điều đó có thể khiến người ta tin rằng mình đang sống nơi tốt nhất, hoàn hảo nhất, nhưng sự thật thành công và thất bại sẽ rất khó nắm bắt được nếu bạn không tự chủ.
Hệ thống giao thông tồi tệ: “Hệ thống giao thông công cộng thực sự nghèo nàn so với các khu vực khác trên toàn lãnh thổ nước Mỹ. Nếu bạn muốn đến bất kỳ một sân bay nào, bạn sẽ phải sử dụng 4 mạng lưới vận chuyển riêng biệt để đến nơi trong điều kiện tốt nhất”, Jacob Vincent cho biết.
Quá nhiều người da trắng: Jeff Pilisuk, người sáng lập kiêm chủ tịch iEnso cho rằng có những điều vô cùng khắc nghiệt đang diễn ra ở Silicon mà rất ít những nhà đầu tư hay doanh nhân sẵn sàng thảo luận về nó, trong đó có vấn đề về chủng tộc. Hiếm người da màu được trọng dụng tại đây.
Trẻ em cũng bị đẩy vào guồng quay: “ Không chỉ người lớn, những đứa trẻ ở đây cũng phải gồng mình phấn đấu. Hồi chỉ mới lên 7 tuổi tôi đã phải ghi danh cùng lúc học trượt băng, piano và violon. Áp lực về thành tích, điểm số khiến tôi phải liên tục cạnh tranh với bạn bè không ngừng nghỉ”, Jenny Du chia sẻ về cuộc sống của mình tại Thung lũng Silicon.
Chỉ những người làm công nghệ mới được đối xử tốt: “ Sự nguy hiểm khi làm việc ở xứ sở của công nghệ là những người làm ở những ngành nghề khác sẽ cảm thấy bị đối xử không công bằng ở đây!”, Nancy Roberts, một chuyên gia ở Thung lũng Silicon, cho biết.
Người nghèo càng nghèo, người giàu càng giàu hơn: Mặt tối khác của thung lũng Silicon đó là một bộ phận những người sở hữu làm chủ các hãng công nghệ lớn đã tạo ra một khoảng cách khá xa so với những tầng lớp khác trong xã hội.
Công việc sẽ "nuốt chửng" cuộc sống: "Bạn phải tập dần với lối sống áp lực cao trong công việc, trung bình bạn phải làm 10 giờ một ngày và mất một đến hai giờ để di chuyển, đó là một nơi khá căng thẳng chỉ có công việc với công việc”, Randy Andrews chia sẻ với gánh nặng nhà cửa của mình.