Chàng trai người Nga nói gì khi cổ vũ cho Ukraina và bị đánh

Google News

Thanh niên người Nga choàng vai fan của Ukraina cổ vũ nhiệt tình tuyển Ukraine trong trận thắng Thụy Điển 2-1 tại Glasgow, Scotland ở vòng 1/8 Euro 2020.

Bức ảnh hai thanh niên choàng vai nhau gây bão trên mạng ở Đông Âu nói chung, Nga và Ukraina nói riêng vì mối quan hệ không tốt đẹp giữa hai quốc qua chuyện bán đảo Crimea. Thanh niên Nga cũng có một kết cục không đẹp khi rời sân Hampden Park sau khi cổ vũ Ukraine.
Phóng viên báo Sport Express (Nga) tiếp cận chàng thanh niên Nga và nghe suy nghĩ của anh. Chàng thanh niên Nga này có tên Denis Smolensky.
Chang trai nguoi Nga noi gi khi co vu cho Ukraina va bi danh
 Bức ảnh gây bão mạng ở Đông Âu, Nga và Ukraina. Ảnh: S.E
Phóng viên: Hãy chia sẻ cho tôi nghe câu chuyện của anh?
- Denis Smolensky: Tôi đi đến xem Ukraina và Thụy Điển chỉ mang tính chất tham quan, du lịch Glasgow và tôi thấy bình thường. Tôi thấy người Nga cổ vũ cho đội Ukraina và người Ukraina cổ vũ cho đội Nga... chúng tôi là một.
- Và điều gì xảy ra khi anh khoác lên mình cờ Nga, ngồi trong nhóm fan của Ukraina tại Hampden Park cổ vũ Ukraina gặp Thụy Điển?
- Tôi thấy hết sức bình thường và mọi người cũng không nhìn tôi có gì đặc biệt khi tôi khoác lên người quốc kỳ Nga. Các fan Ukraina thấy tôi thế, họ cũng chỉ thấy thôi, chứ không có vấn đề gì cả, không có chuyện không thích.
-Anh có hiểu rằng, khoác quốc kỳ Nga, mặc áo fan Nga vào đám đông fan Ukraina sẽ gặp những phản ứng không đẹp từ fan Ukraina?
- Nên nhớ rằng, chính trị là chính trị, bóng đá là bóng đá, hai lĩnh vực này phải tách bạch. Tôi có người bạn thân nhất là người Ukraina và cũng người bạn thân khác là người Ba Lan... Chính trị không liên quan gì đến bóng đá và không thể cấm đoán tình bạn, mối quan hệ của chúng tôi. Ai đó hãy dừng lại, đừng mang suy nghĩ lẫn lộn chính trị với bóng đá.
Đơn giản tôi chỉ muốn xem bóng đá để tôi biết tất cả và rằng mọi người ở bất kỳ quốc gia nào cũng có thể kết bạn với nhau và có quyền chọn đội bóng cổ vũ dù các quốc gia có thể đối đầu về thể chế và chính trị.
Chang trai nguoi Nga noi gi khi co vu cho Ukraina va bi danh-Hinh-2
Denis Smolensky rất rạch ròi, bóng đá chả liên quan chính trị.   Ảnh: S.E
- Anh không sợ fan Ukraina phản ứng trả đũa mang tính tức giận à?
- Không, không có gì phải làm tôi sợ. Tôi hoàn toàn chẳng mảy may suy nghĩ điều này bởi một lẽ đơn giản tôi đang cổ vũ cho đội Ukraina. Tôi trò chuyện với các fan Ukraina bằng tiếng Nga và họ cũng nói với tôi bằng tiếng Nga, chúng tôi chẳng có vấn đề gì cả, hay chẳng phải giữ chừng mực gì. Nói chung bóng đá là bóng đá.
- Anh có thể tiết lộ, có fan Ukraina đã nói gì khi anh là người Nga khoác cờ Nga đến nhóm fan của Ukraina tại Hampden Park?
- Có fan Ukraina như muốn khám phá suy nghĩ và hành động của tôi, họ bảo anh nghĩ sao khi đến đây mà lại khoác lên người cờ Nga?...Họ chỉ hỏi một câu như thế thôi, rồi tất cả cùng xem bóng đá, cùng cổ vũ, chẳng vấn đề gì cả.
- Những fan Ukraina và anh làm gì ở Glasgow?
- Chúng tôi và họ cùng uống bia và Vodka.
- Họ có phản ứng gì đặc biệt, kiểu như giữ kẽ hơn khi anh xuất hiện trong đám đông fan Ukraina?
- Chẳng ai quan tâm nhiều và cũng chẳng ai giữ kẽ hay khiêu khích vì sự xuất hiện của tôi, tất cả đều bình thường và đều tốt đẹp. Thế rồi sau đó có một ai đó đánh tôi, rất tiếc chuyện này xảy ra. Nó diễn ra khi tôi cùng nhiều fan Ukraina khác ra bên ngoài sân cuối trận.
- Sao anh không gọi cảnh sát cầu cứu?
- Tôi cũng chẳng biết nữa, nó xảy ra quá nhanh bên ngoài sân Hampden Park.
- Vậy là có ai đó đã đánh anh?
- Vâng, ai đó đã đánh tôi và tôi được y tế trợ giúp.
- Nhưng đoạn clip cho thấy những người giúp đỡ anh không phải là lực lượng cảnh sát hay y tế chuyên nghiệp của sân Hampden Park?
- Tất cả mọi người đều xúm vào giúp tôi, không phải cảnh sát cũng chẳng phải lực lượng làm nhiệm vụ trên sân vì nó diễn ra ngoài sân, cảnh sát và lực lượng chức năng đến rất chậm.
- Anh có kiểm soát được tình hình khi đó?
- Tôi hoàn toàn kiểm soát được.
- Vậy tại sao mọi người phản ứng thế?
- Đó là những người lẫn lộn chính trị với bóng đá. Bóng đá không cần phải thế.
- Nó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
- Khi đám đông rời sân, tất cả đám đông đi bộ ra tàu điện để về nhà.
- Nhà anh ở đâu?
- Ở Scotland, tôi cùng gia đình đến Glasgow xem bóng đá. Gia đình tôi chuyển đến đây khi tôi còn nhỏ. Tôi vẫn hay đi về, công việc ở Ukraina.
- Và anh có vui khi Ukraina thắng Thụy Điển?
- Tôi rất hạnh phúc khi Ukraina thắng Thụy Điển vào tứ kết.
Theo DUY ÂN/ PLO

>> xem thêm

Bình luận(0)