Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên trải dài trên địa phận 3 tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước có tổng diện tích hơn 82.000 héc ta thuộc Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) quản lý. Trong đó, diện tích thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng là hơn 28.000 héc ta. Đây là rừng nguyên sinh còn lại lớn nhất Tây Nguyên.
Dòng sông Đồng Nai hiền hòa tạo nên hệ sinh thái phong phú đối với rừng quốc gia Cát Tiên. Nơi đây đã được cơ quan chức năng hoàn tất hồ sơ trình Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đánh giá cấp danh hiệu Danh lục Xanh. VQG Cát Tiên được bảo vệ nghiêm ngặt với số lượng cán bộ, nhân viên kiểm lâm và lực lượng quản lý bảo vệ rừng đông đảo tuần tra liên tục 24/24 giờ.
Đến đây du khách dễ gặp những chú chim công trên cánh đồng cỏ bát ngát.
Những chú nai ngơ ngác trên cánh đồng cỏ xanh
Đàn trâu rừng nhởn nhơ trên bãi cỏ
Chú voi bên bìa rừng
Cận cảnh rừng Cát Tiên hoang dã lớn nhất Tây Nguyên- Ảnh 7.
Theo thống kê, hiện nay, VQG Cát Tiên có hơn 340 loài chim rừng, chiếm hơn 40% tổng loài chim của Việt Nam. Vì thế, trong những chuyến trải nghiệm băng rừng, du khách còn dễ dàng bắt gặp, chiêm ngưỡng các loài linh trưởng quý hiếm như voọc chà vá chân đen - chân nâu, vượn đen má vàng; được ngắm nhìn các loài chim quý hiếm như hồng hoàng, hạc cổ trắng trên các ngọn cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi.
Tại Bầu Sấu, du khách được chiêm ngưỡng tận mắt loài cá sấu nước ngọt ẩn mình săn mồi trong môi trường tự nhiên
Hình ảnh các loài hươu, nai hoang dã và mèo rừng được phóng viên ghi lại trong đêm 17/1/2014, khi tham gia tour ngắm thú rừng tại các đồng cỏ VQG Cát Tiên.
Ngoài động vật, VQG Cát Tiên có hệ thực vật rất phong phú với hơn 1.650 loài thân gỗ. Các loại gỗ quý hiếm phải kể đến như cẩm lai, gõ đỏ, căm xe, giáng hương… Đặc biệt, tại VQG Cát Tiên đang lưu giữ nhiều cây tùng cổ thụ có đường kính gốc hàng chục mét với bộ rễ khổng lồ và thân cây cao chót vót có tuổi đời trên 500 năm.