Mặc dù trào lưu nấu ăn "siêu to khổng lồ" tại Việt Nam chỉ có bà Tân làm nhưng trên thế giới, đã có rất nhiều người làm Vlog theo kiểu này. Nổi tiếng nhất là ông Narayana Reddy (Ấn Độ) với kênh Grandpa Kitchen với 6 triệu subcribes.Khác với bà Tân, những món ăn của ông cụ Narayana Reddy nấu ra để dành tặng cho tất cả những trẻ em mồ côi, những người nghèo. Chính bởi vậy, những video của ông được nhiều người yêu mến và đón nhận.Không chỉ dành tặng đồ ăn trong clip cho trẻ em và người nghèo, toàn bộ tiền doanh thu từ kênh Grandpa Kitchen cũng được dùng vào những hoạt động xã hội, giúp đỡ những người kém may mắn.Các video của ông Narayana dài từ 12 - 15 phút và được cắt ghép rất đơn giản. Ở video nào, ý nghĩa về việc sẻ chia, yêu thương cũng được đề cao, kết thúc video là hình ảnh nụ cười rạng rỡ của những đứa trẻ mồ côi khi được chia đồ ăn.Làm việc ý nghĩa, giúp đỡ người khác nên vừa qua, khi thông tin ông Narayana đã qua đời, nhiều người trên khắp thế giới đã gửi lời chia buồn, bày tỏ sự nuối tiếc trước sự ra đi của một người đàn ông nhân hậu.Sau khi thông tin ông Narayana mất được lan truyền tại Việt Nam, cộng đồng mạng lên tiếng chỉ trích kênh của bà Tân Vlog. Cùng trào lưu "siêu to khổng lồ" nhưng một kênh thì mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, 1 kênh thì chèn quảng cáo liên tục kiếm lời, nấu nướng mất vệ sinh.Nhiều ý kiến cho rằng, bà Tân lãng phí, để dành cho "lũ ăn chực" ăn rồi đồ thừa không biết sẽ giải quyết như thế nào.Đây không phải lần đầu tiên, bà Tân Vlog bị cộng đồng mạng mang ra làm chủ đề chỉ trích. Trước đó, nhiều lần kênh của bà bị cho rằng nấu ăn mất vệ sinh, người ngồi ăn trang điểm đậm như đi show, kém gần gũi.
Mặc dù trào lưu nấu ăn "siêu to khổng lồ" tại Việt Nam chỉ có bà Tân làm nhưng trên thế giới, đã có rất nhiều người làm Vlog theo kiểu này. Nổi tiếng nhất là ông Narayana Reddy (Ấn Độ) với kênh Grandpa Kitchen với 6 triệu subcribes.
Khác với bà Tân, những món ăn của ông cụ Narayana Reddy nấu ra để dành tặng cho tất cả những trẻ em mồ côi, những người nghèo. Chính bởi vậy, những video của ông được nhiều người yêu mến và đón nhận.
Không chỉ dành tặng đồ ăn trong clip cho trẻ em và người nghèo, toàn bộ tiền doanh thu từ kênh Grandpa Kitchen cũng được dùng vào những hoạt động xã hội, giúp đỡ những người kém may mắn.
Các video của ông Narayana dài từ 12 - 15 phút và được cắt ghép rất đơn giản. Ở video nào, ý nghĩa về việc sẻ chia, yêu thương cũng được đề cao, kết thúc video là hình ảnh nụ cười rạng rỡ của những đứa trẻ mồ côi khi được chia đồ ăn.
Làm việc ý nghĩa, giúp đỡ người khác nên vừa qua, khi thông tin ông Narayana đã qua đời, nhiều người trên khắp thế giới đã gửi lời chia buồn, bày tỏ sự nuối tiếc trước sự ra đi của một người đàn ông nhân hậu.
Sau khi thông tin ông Narayana mất được lan truyền tại Việt Nam, cộng đồng mạng lên tiếng chỉ trích kênh của bà Tân Vlog. Cùng trào lưu "siêu to khổng lồ" nhưng một kênh thì mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, 1 kênh thì chèn quảng cáo liên tục kiếm lời, nấu nướng mất vệ sinh.
Nhiều ý kiến cho rằng, bà Tân lãng phí, để dành cho "lũ ăn chực" ăn rồi đồ thừa không biết sẽ giải quyết như thế nào.
Đây không phải lần đầu tiên, bà Tân Vlog bị cộng đồng mạng mang ra làm chủ đề chỉ trích. Trước đó, nhiều lần kênh của bà bị cho rằng nấu ăn mất vệ sinh, người ngồi ăn trang điểm đậm như đi show, kém gần gũi.