Bà mẹ trách con 'chỉ học không chơi' hút triệu lượt xem

Google News

Mới đây, một bà mẹ ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc trở nên nổi tiếng sau khi đăng tải đoạn clip lên mạng xã hội 'trách' con gái chỉ biết 'lo học không chơi'.

Tờ SCMP đưa tin, trong đoạn clip bà mẹ ở tỉnh Chiết Giang phàn nàn con chỉ biết học hành, thay vì ra ngoài tạo dựng mối quan hệ xã hội. Bà lo lắng cho con gái sẽ không thể tìm được bạn trai nếu cứ tiếp tục duy trì thói quen này.
Theo đó, trong đoạn clip người mẹ hỏi con gái: “Tới giờ ngủ rồi, con có cất sách đi ngay không?”. Trái ngược với thái độ lo lắng của mẹ, cô gái chỉ cười và tiếp tục với việc đọc sách, ghi chép tài liệu.
Người mẹ chia sẻ, con gái đang là giảng viên một trường Đại học ở Trung Quốc sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ tại Canada. Mặc dù, bà luôn tự hào với thành tích, sự nghiệp của con, nhưng vẫn lo con gái sẽ cô đơn vì không còn thời gian giao lưu, gặp gỡ bạn bè.
Ba me trach con 'chi hoc khong choi' hut trieu luot xem
Cô gái trong đoạn clip được mẹ chia sẻ trên mạng xã hội chỉ "lo học không chơi". 
“Con bé chỉ thích ở nhà đọc sách. Chẳng phải cuộc sống như vậy sẽ rất tẻ nhạt sao?”, bà chia sẻ trong clip đăng tải lên mạng xã hội. Ngay sau khi clip được đăng tải, đã thu về hơn 8,7 triệu lượt xem cùng 3.600 bình luận trên Weibo.
Đa số khán giả ủng hộ quyết định của cô gái trẻ. Một khán giả cho rằng: “Nhìn trong clip, cô gái khá xinh dù chưa trang điểm. Với năng lực và ngoại hình như vậy, tôi tin cô ấy sẽ tự biết cách quản lý cuộc đời mình”.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều bậc phụ huynh lại đồng cảm với nỗi bận tâm của bà mẹ: "Tôi nghĩ chúng ta không nên chỉ trích quan điểm của người mẹ. Chẳng qua bà chỉ đang bày tỏ tình yêu thương với con mà thôi”.
Thậm chí, có khán giả còn cho rằng: "Nếu cô gái tiếp tục như vậy, thì sẽ rất khó để tìm được một người bạn đời phù hợp".
Hiện nay, ở Trung Quốc cụm từ "thức ăn thừa" ngày càng phổ biến, với ý nghĩa ám chỉ người phụ nữ có trình độ học vấn cao nhưng vẫn chưa kết hôn khi đã 30 tuổi.
Trước đó, Phó Giáo sư Fran Martin - người chuyên nghiên cứu văn hóa tại Đại học Melbourne cho rằng: "Những rào cản giới tính đã thúc đẩy quyết định du học của các nữ sinh Trung Quốc. Song, chúng vẫn còn tác động đến họ sau khi trở về với bằng cấp nước ngoài".
Ông nói thêm: “Dù họ hạnh phúc với cuộc sống hiện tại, độc lập hơn, tự chủ hơn. Nhưng đa phần các cô gái vẫn mâu thuẫn gay gắt với kỳ vọng của cha mẹ".
Theo Thắm Nguyễn/Vietnamnet

>> xem thêm

Bình luận(0)