Ven bờ biển Bãi Đông
Bãi Đông là bãi biển thuộc bán đảo Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn. Bãi Đông cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 60 km..
Bãi Đông náu mình trong vụng biển hẹp, tĩnh lặng và tương đối biệt lập, từ trên cao phóng tầm mắt ra xa, dải bờ biển này mang vẻ đẹp hoang dã của những vạt phi lao chắn cát, chắn gió đã giữ cho vùng đất này thoát khỏi vô số cơn thịnh nộ từ biển cả.
Cũng bởi cái vẻ đẹp yên bình và lãng mạn ấy, nên đón bình minh hay ngắm hoàng hôn trên Bãi Đông luôn là một trải nghiệm tuyệt vời với mỗi du khách. Nhiều dân mạng cho rằng, nếu chưa có điểm du lịch biển hè này, bạn có thể chọn Bãi Đông để khám phá.
Đi bãi đông chủ yếu là chơi ở biển, nhưng vào buổi tối hoặc những lúc đã chán biển thì có thể đi thăm thú khu bán đảo, khu công nghiệp hóa lọc dầu, cảng Nghi Sơn, chợ hải sản, hoặc thuê tàu thuyền ra đảo Mê.
Suối cá Thần Cẩm Lương
Suối Cá thần Cẩm Lương (còn gọi là Mó Ngọc) nằm bên chân núi Trường Sinh, thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Dãy núi đá vôi Trường Sinh như hình chiếc võng khổng lồ chạy suốt từ Bắc đến Đông, ôm gọn Cẩm Lương vào vòng lũng núi.
Dòng sông Mã trong xanh như một dải lụa mềm trải suốt phía Tây Nam.Đàn cá ở suối cá thần này có hàng nghìn con lớn, nhỏ, mỗi con cá có thể nặng từ 2 kg đến 8 kg, có cá chúa nặng tới 30 kg. Suối cá thần là 1 điểm du lịch ấn tượng đừng nên bỏ qua khi du lịch Thanh Hóa.
Khu di tích Lam Kinh
Lam Kinh (hay còn gọi là Tây Kinh) thuộc địa bàn xã Xuân Lam huyện Thọ Xuân, cách thành phố Thanh Hoá 52 km về phía Tây Bắc.
Khu di tích lịch sử Lam Kinh rộng khoảng 30 ha, gồm những lăng phần, đền miếu và một hành cung của các vua nhà Hậu Lê mỗi lần về bái yết tổ tiên.
Thánh điện Lam Kinh phía bắc dựa vào núi Dầu, phía trước thành hướng nam và nhìn ra sông Chu - có núi Chúa làm bình phong, bên trái là rừng Phú Lâm, bên phải là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía tây.là nơi người anh hùng Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược.
Cũng như các triều đại Lý, Trần để tỏ lòng tôn kính với tổ tiên, nhà Lê cho xây dựng nhiều điện miếu, lăng tẩm có quy mô to lớn ở đất Lam Sơn.
Để thờ cúng tổ tiên, nơi an nghỉ của các nhà vua, Thái hoàng, Thái hậu, nơi cử hành những nghi lễ, nơi khi vua lễ bái yết sơn lăng. Lam Sơn được coi là “kinh đô thứ hai” của nước Đại Việt sau Thăng Long Đông Đô - Hà Nội.
Khu di tích bao gồm cầu Bạch, Giếng Ngọc, Ngọ Môn, Thành điện Nam Kinh, Vĩnh Lăng - lăng vua Lê Thái Tổ, Lăng vua Lê Thái Tông, Lăng vua Lê Thánh Tông.Lăng vua Lê Hiến Tông.Lăng vua Lê Túc Tông, Thái Miếu...
Từ khi di tích Lam Kinh được phục hồi tôn tạo, cảnh quan di tích sạch đẹp, khách thập phương đến thăm di tích ngày một đông
Pù Luông
Pù Luông nằm ở địa bàn huyện Bá Thước và Quan Hóa, thuộc phía tây bắc của tỉnh Thanh Hóa, cách trung tâm thành phố khoảng 130 km về phía tây bắc. Phía bắc và đông bắc của Pù Luông giáp các huyện Mai Châu, Tân Lạc và Lạc Sơn của tỉnh Hòa Bình.
Cách Hà Nội khoảng 170km, Pù Luông là khu bảo tồn thiên nhiên có diện tích 17.600 ha, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa thuộc 2 huyện Bá Thước và Quan Hóa. Nơi đây được thiên nhiên ban tặng rừng rậm nguyên sinh kiểu kín nhiệt đới xanh theo mùa và những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp.
Ở độ cao 1.700m nên Pù Luông mang trong mình luồng không khí mát mẻ, trong lành và vô cùng thoáng đãng. Hiện nay, Pù Luông là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Thái, Mường, vì thế, bên cạnh cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, nơi đây còn thu hút bởi bản sắc văn hóa và cuộc sống bình yên của người dân địa phương.
Một trong số những hoạt động thú vị nhất khi đến Pù Luông là tận hưởng vẻ đẹp thơ mộng của suối Chàm bằng bè tre. Ở Pù Luông, bè tre là một phương tiện quen thuộc của người dân tộc Thái, giúp họ đi lại và đánh bắt cá trên sông.
Gần đây, nhiều du khách đã lựa chọn bè tre trên suối Chàm để được gần hơn với thiên nhiên và con người ở vùng đất này. Với những người muốn thử thách bản thân, du khách cũng có thể tự chèo bè để có được trải nghiệm chân thực nhất.
Kho Mường
Nhắc đến Pù Luông thì cũng không nên bỏ qua Kho Mường – một bản vùng cao của xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Cách trung tâm thành phố Thanh Hóa chưa đầy 150 km, Kho Mường là thung lũng nguyên sơ nằm trên hành trình thượng sơn lên đỉnh Pù Luông hùng vĩ.
Vào khoảng tháng 9 khi đến với Kho Mường, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh đẹp ngoạn mục của lúa chín vàng ươm bên những sườn đồi uốn lượn.
Kho Mường là một vùng tương đối bằng phẳng, rộng 280ha, là nơi sinh sống của 62 hộ dân tộc Thái với 251 nhân khẩu. Ngày nay nhờ vào những gì thiên nhiên ưu ái ban tặng và sự hướng dẫn của các cấp Chính Quyền địa phương , người dân nơi đây đã phát huy được tiềm năng vốn của tạo hóa.
Đến với Kho Mường chúng ta không thể bỏ qua nơi khám phá là Hang Mường hay còn gọi là Hang Dơi. Hang Dơi được hình thành bởi những khối đá vôi có vẻ đẹp hấp dẫn, đã được tạo hóa khoảng từ 250 triệu năm trước tạo nên hang động. Trong hang những nhũ hóa đã tạo nên những hình thù phong phú và đầy màu sắc. Hang là nơi trú ngụ ít nhất của 4 loài Dơi, khi vào Hang chúng ta sẽ nghe những tiếng nước từ nhũ đá nhỏ xuống, tạo nên những âm thanh vang vọng huyền bí.
Thác Voi
Thác Voi nằm trên địa bàn xã Thành Vân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Thác Voi có diện tích 1.466 m2, bao gồm thác nước, suối và rừng tái sinh. Điểm thác chính là nơi hội tụ của những dòng nước len lỏi trong những cánh rừng cách hàng chục km đổ về đây.
Đến thác Voi, bạn có thể được chiêm ngưỡng những tảng đá lúc ẩn mình dưới làn nước trong xanh, lúc phơi mình đón ánh nắng.Tiếng rì rầm của dòng nước, hơi thở của rừng núi bao la hòa quyện lại mang đến một thần thái thật hoang sơ nhưng tịnh mà ai cũng muốn thử một lần.
Thác Mây
Thác Mây thuộc xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Thác Mây được đổ xuống từ đỉnh núi Thạch Lâm ở độ cao khoảng 100m, với 9 chín bậc thác gối lên nhau.Ngoài chín bậc thác chính, còn có bậc thác cha, thác mẹ và thác con.