Không tán thành “đổi tên gọi” TAND cấp tỉnh, huyện theo thẩm quyền xét xử

Google News

Các ý kiến Ủy ban Tư pháp cho rằng, việc “đổi tên gọi” chỉ là vấn đề hình thức, thay đổi tên gọi mà không thay đổi nội dung, vì thế không tán thành việc này.

Chiều 9/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã trình Quốc hội Dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).
Khong tan thanh “doi ten goi”  TAND cap tinh, huyen theo tham quyen xet xu
Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã trình Quốc hội Dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). 
Theo đó, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 5 nội dung lớn. Về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án Dự thảo Luật bổ sung 2 nhiệm vụ, quyền hạn mới cho Tòa án, đó là “Giải quyết, xét xử vi phạm hành chính theo quy định của luật” và “Giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử”. Dự thảo Luật quy định Tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ.
Về hoàn thiện tổ chức bộ máy của Tòa án, điểm mới đáng chú ý là đổi mới Tòa án nhân dân cấp tỉnh thành Toà án nhân dân phúc thẩm, Tòa án nhân dân cấp huyện thành Tòa án nhân dân sơ thẩm. Cạnh đó là thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt để đáp ứng yêu cầu giải quyết hiệu quả các vụ án, vụ việc có tính chất đặc thù.
Lý giải, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho hay, Hiến pháp năm 2013 quy định “Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Như vậy, Tòa án thực hiện thẩm quyền tài phán của quốc gia, không phải là Tòa án của tỉnh, huyện hay địa phương nào.
Tòa án hoạt động theo thẩm quyền tố tụng nên việc tổ chức Tòa án theo cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm không chỉ đơn thuần là đổi tên mà chính là tuân thủ Hiến pháp và thực hiện đúng chủ trương của Nghị quyết số 27-NQ/TW về các “Tòa án được tổ chức theo thẩm quyền xét xử”. Góp phần thực hiện nguyên tắc độc lập xét xử và khẳng định địa vị pháp lý của Toà án trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Đổi mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tòa án là nội dung lớn thứ ba được sửa đổi lần này, với quy định chặt chẽ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm các chức danh tư pháp bằng việc bổ sung nhiều quy định để nâng cao chất lượng đầu vào.
Thứ tư, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia. Theo đó, Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia có chức năng tuyển chọn, trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm Thẩm phán, xem xét giải quyết các khiếu nại liên quan đến bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật Thẩm phán; giám sát việc phân bổ biên chế, kinh phí, nguồn lực cho các Toà án nhân dân; bảo vệ Thẩm phán…
Đổi mới chế định nhân dân tham gia xét xử là nội dung thứ 5 được sửa đổi, bổ sung. Theo đó, Dự thảo luật đã sửa đổi, bổ sung quy định Tiêu chuẩn về độ tuổi đối với Hội thẩm; (2) Tiêu chuẩn của Hội thẩm Toà án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt; (3) Quy trình lựa chọn, giới thiệu, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm; (4) Quản lý Hội thẩm; (5) Phân công ngẫu nhiên Hội thẩm giải quyết vụ án; (6) Chế độ và các điều kiện bảo đảm hoạt động của Hội thẩm và Đoàn Hội thẩm;…
Khong tan thanh “doi ten goi”  TAND cap tinh, huyen theo tham quyen xet xu-Hinh-2
 Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày báo cáo thẩm tra.
Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu rõ, ủy ban này cơ bản tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật Tổ chức TAND năm 2014.
Đa số ý kiến Uỷ ban Tư pháp tán thành cần quy định nội dung Tòa án thực hiện quyền tư pháp trong dự thảo Luật, với lý do: Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Nhưng từ đó đến nay nội dung Tòa án thực hiện quyền tư pháp chưa được cụ thể hóa nên chưa được hiểu thống nhất. Quy định nội dung Tòa án thực hiện quyền tư pháp để thể chế hóa Nghị quyết 27 và cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013.
Về việc đổi mới Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện theo thẩm quyền xét xử (khoản 1 Điều 4), bà Lê Thị Nga cho hay, đa số ý kiến Uỷ ban Tư pháp không tán thành với dự thảo Luật.
Lý do việc “đổi tên gọi” chỉ là vấn đề hình thức, chỉ thay đổi tên gọi mà không thay đổi nội dung; các Tòa án này vẫn gắn với các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp tỉnh và giữ nguyên về thẩm quyền xét xử. Việc thay đổi này dẫn tới không tương thích về tổ chức với các cơ quan tư pháp khác ở địa phương; phải sửa đổi nhiều luật liên quan để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật; phát sinh chi phí tuân thủ.
Ngoài ra, đa số ý kiến Uỷ ban Tư pháp cũng đề nghị không quy định bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn “Giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử”. Vì, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định “Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành nghị quyết để hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử thông qua tổng kết việc áp dụng pháp luật, giám đốc việc xét xử”.
Thẩm quyền này của Hội đồng Thẩm phán đã được thực hiện ổn định từ trước đến nay. Việc phân tích, làm rõ lý do áp dụng quy định pháp luật trong bản án, quyết định để giải quyết vụ việc cụ thể về thực chất chỉ là hoạt động áp dụng pháp luật có tính chất nghiệp vụ trong xét xử. Quy định như dự thảo Luật dễ gây nhầm lẫn sang thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
>>> Mời quý độc giả xem video: Vũ Tiến Lộc (đoàn Hà Nội) đánh giá về cách thức phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 6 giống như “nhiệt kế” đo sự quan tâm của đại biểu với những vấn đề “nóng”:
Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

Mai Loan

>> xem thêm

Bình luận(0)