Đề xuất nâng mức tiền cọc đấu giá quyền sử dụng đất tối thiểu 10%

Google News

Cơ quan soạn thảo đề xuất tăng mức tiền cọc tối thiểu 10% đối với đấu giá quyền sử dụng đất trong trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.

Chiều 8/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án luật Đấu giá tài sản (sửa đổi). Luật này do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo.
De xuat nang muc tien coc dau gia quyen su dung dat toi thieu 10%
 Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh.
Nâng mức tiền đặt cọc đấu giá đất
Trình bày Báo cáo tóm tắt thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Kinh tế nhận thấy, mặc dù Luật Đấu giá tài sản là luật hình thức, nhưng việc quy định về tài sản đấu giá là cần thiết và phù hợp với các pháp luật chuyên ngành nhằm bảo đảm sự rõ ràng, tránh khoảng trống về mặt pháp lý.

Trong dự thảo, cơ quan soạn thảo đề xuất tăng mức tiền đặt trước tối thiểu đối với đấu giá quyền sử dụng đất trong trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.

Theo đó, người tham gia đấu giá loại tài sản này phải đặt tiền trước tối thiểu là 10% thay vì 5% như các tài sản thông thường và tối đa là 20% giá khởi điểm.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho hay, đề xuất trên của cơ quan soạn thảo nhận được nhiều luồng ý kiến.

Trong đó, một số cho rằng việc nâng tỷ lệ tiền đặt trước tối thiểu lên 10% khi đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư sẽ giúp hạn chế tình trạng lợi dụng đấu giá để gây nhiễu loạn thị trường và trục lợi.

Tuy nhiên, số khác thì nhận định quy định tỷ lệ tiền đặt trước quá cao dẫn đến những rào cản kỹ thuật, làm mất tính cạnh tranh của cuộc đấu giá. Nhóm ý kiến này đề nghị nghiên cứu điều chỉnh biên độ chênh lệch giữa mức tiền đặt trước tối thiểu và tiền đặt trước tối đa một cách hợp lý, khả thi; cân nhắc quy định khoản tiền đặt trước căn cứ theo quy mô diện tích đất đấu giá hoặc căn cứ theo giá trị của tài sản đấu giá.

Ủy ban Kinh tế cho rằng, việc nâng tỷ lệ tiền đặt trước sẽ giúp hạn chế tình trạng lợi dụng đấu giá để gây nhiễu loạn thị trường và trục lợi. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng quy định tỷ lệ tiền đặt trước quá cao dẫn đến những rào cản kỹ thuật, làm mất tính cạnh tranh của cuộc đấu giá.
Do đó, đề nghị nghiên cứu điều chỉnh biên độ chênh lệch giữa mức tiền đặt trước tối thiểu và tiền đặt trước tối đa một cách hợp lý, khả thi; cân nhắc quy định khoản tiền đặt trước căn cứ theo quy mô diện tích đất đấu giá hoặc căn cứ theo giá trị của tài sản đấu giá…
Phạt 50% nếu trúng đấu giá nhưng không mua tài sản
Theo báo cáo thẩm tra, có ý kiến đề nghị nghiên cứu thêm đối với quy định về thời hạn tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá và thời hạn nộp tiền đặt trước. Qua đó để khắc phục tình trạng khách hàng tham gia đấu giá nhưng chưa nộp tiền đặt trước có thể thông đồng, thỏa thuận với nhau và với tổ chức đấu giá để chỉ có một hoặc một vài người đặt tiền trước.
Đề nghị cân nhắc trong trường hợp kết quả đấu giá phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì thời hạn chuyển tiền đặt cọc cho người có tài sản là 3 ngày làm việc kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Nghiên cứu quy định thành 1 chương riêng về đấu giá trực tuyến do đây sẽ là hình thức đấu giá phổ biến trong giai đoạn tới nhằm tạo sự minh bạch, công khai, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong hoạt động đấu giá tài sản, nhất là đối với việc đấu giá tài sản công.
Đáng chú ý, có ý kiến đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định về việc phạt vi phạm nghĩa vụ trong hoạt động đấu giá tài sản. Cụ thể, quy định điều khoản phạt trong trường hợp trúng đấu giá, nhưng không mua tài sản bằng 50% giá mà người trúng đấu giá đã trả. Với giải pháp này, số tiền đặt trước có thể thấp nhằm thu hút nhiều người tham gia đấu giá, song số tiền phạt vi phạm nghĩa vụ là lớn sẽ ngăn chặn tình trạng trả giá cao bất thường rồi bỏ tiền đặt trước, gây lũng đoạn thị trường.
Nếu quá thời gian này mà không thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải hủy kết quả đấu giá, trường hợp này cần làm rõ cấp có thẩm quyền hủy kết quả trúng đấu giá, nhất là đối với tài sản đấu giá là quyền sử dụng đất trong trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.
>>> Mời quý độc giả xem video: Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Sơn (Hải Dương) nói về phiên chất vấn, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV:
Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

Mai Loan

>> xem thêm

Bình luận(0)