Đồ nướng, chiên hoặc chế biến sẵn. Các nhà nghiên cứu đến từ Trường Y Mount Sinai khẳng định, việc hạn chế lượng thực phẩm nướng, chiên hoặc chế biến sẵn góp phần giảm viêm, giúp cơ thể dễ dàng tự bảo vệ, phục hồi nhanh chóng.
Đường tinh chế. Việc tiêu thụ một lượng đường lớn khiến lượng AGEs trong cơ thể tăng nhanh, dễ dẫn đến viêm khớp. Để tự bảo vệ mình, bạn nên tránh ăn quá nhiều bánh kẹo và nước ngọt. Cả hai loại thực phẩm này đều chứa lượng đường tinh chế không có lợi cho xương khớp cũng như sức khỏe tổng thể.
Rượu, thuốc lá. Các chất độc đưa vào cơ thể khi duy trì thói quen uống rượu và phì phèo thuốc lá dễ dẫn đến các vấn đề về xương khớp. Thật vậy, nghiên cứu chỉ ra những người hút thuốc lá dễ có nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp trong khi người thường xuyên uống rượu có nguy cơ mắc gút tăng cao. Thay cho những thứ vô bổ đó, bạn nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách hạn chế đồ nướng, chiên, thịt đỏ; tăng cường rau xanh, trái cây trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên cũng giúp cải thiện đáng kể sức khỏe xương khớp, tăng cường sức đề kháng cũng như mang lại giấc ngủ ngon về đêm. Muối và chất bảo quản. Muối là gia vị không thể thiếu để món ăn đậm đà hơn. Tuy nhiên, nêm muối quá tay lại mang lại mối nguy về viêm khớp. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế lượng chất bảo quản đưa vào cơ thể bằng cách không sử dụng thực phẩm chế biến sẵn bởi các nhà sản xuất có xu hướng lạm dụng chất bảo quản nhằm kéo dài thời gian bày bán.
Dầu ngô. Các loại thực phẩm như đồ ăn nhẹ thường chứa lượng dầu ngô hoặc các loại dầu khác giàu axit béo omega – 6. Dù rất “đã miệng” nhưng những thực phẩm này lại tiềm ẩn nguy cơ gây viêm thấp khớp. Thay vì dùng loại dầu này để chế biến thực phẩm, bạn nên lựa chọn dầu ô liu, dầu hat lanh hoặc dầu hạt bí ngô sẽ tốt hơn nhiều. Ngoài ra, để tránh cơn nhức mỏi triền miên, đối tượng mắc chứng viêm khớp cần kiêng thịt gà, thịt bò, thịt chó, măng, cà pháo, cà chua, khoai tây, chuối tiêu và gia vị cay nóng.
Đồ nướng, chiên hoặc chế biến sẵn. Các nhà nghiên cứu đến từ Trường Y Mount Sinai khẳng định, việc hạn chế lượng thực phẩm nướng, chiên hoặc chế biến sẵn góp phần giảm viêm, giúp cơ thể dễ dàng tự bảo vệ, phục hồi nhanh chóng.
Đường tinh chế. Việc tiêu thụ một lượng đường lớn khiến lượng AGEs trong cơ thể tăng nhanh, dễ dẫn đến viêm khớp. Để tự bảo vệ mình, bạn nên tránh ăn quá nhiều bánh kẹo và nước ngọt. Cả hai loại thực phẩm này đều chứa lượng đường tinh chế không có lợi cho xương khớp cũng như sức khỏe tổng thể.
Rượu, thuốc lá. Các chất độc đưa vào cơ thể khi duy trì thói quen uống rượu và phì phèo thuốc lá dễ dẫn đến các vấn đề về xương khớp. Thật vậy, nghiên cứu chỉ ra những người hút thuốc lá dễ có nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp trong khi người thường xuyên uống rượu có nguy cơ mắc gút tăng cao.
Thay cho những thứ vô bổ đó, bạn nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách hạn chế đồ nướng, chiên, thịt đỏ; tăng cường rau xanh, trái cây trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên cũng giúp cải thiện đáng kể sức khỏe xương khớp, tăng cường sức đề kháng cũng như mang lại giấc ngủ ngon về đêm.
Muối và chất bảo quản. Muối là gia vị không thể thiếu để món ăn đậm đà hơn. Tuy nhiên, nêm muối quá tay lại mang lại mối nguy về viêm khớp. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế lượng chất bảo quản đưa vào cơ thể bằng cách không sử dụng thực phẩm chế biến sẵn bởi các nhà sản xuất có xu hướng lạm dụng chất bảo quản nhằm kéo dài thời gian bày bán.
Dầu ngô. Các loại thực phẩm như đồ ăn nhẹ thường chứa lượng dầu ngô hoặc các loại dầu khác giàu axit béo omega – 6. Dù rất “đã miệng” nhưng những thực phẩm này lại tiềm ẩn nguy cơ gây viêm thấp khớp. Thay vì dùng loại dầu này để chế biến thực phẩm, bạn nên lựa chọn dầu ô liu, dầu hat lanh hoặc dầu hạt bí ngô sẽ tốt hơn nhiều.
Ngoài ra, để tránh cơn nhức mỏi triền miên, đối tượng mắc chứng viêm khớp cần kiêng thịt gà, thịt bò, thịt chó, măng, cà pháo, cà chua, khoai tây, chuối tiêu và gia vị cay nóng.