Chất béo Omega-3. Hấp thu lượng axit béo omega – 3 vừa phải giúp cơ thể tăng khả năng ngừa viêm khớp, giảm các cơn đau do viêm khớp gây ra. Nhìn chung, omega – 3 khá dồi dào trong các thực phẩm như cá hồi, cá trích và cá ngừ.
Bông cải xanh. Tổ chức phi lợi nhuận Mayo Clinic nghiên cứu suốt 11 năm nhận thấy, bông cải xanh, súp lơ và các loại rau họ cải khác tỏ ra có tác dụng chống lại sự phát triển của chứng viêm khớp. Dù không mang lại hiệu quả rõ rệt trong nỗ lực giảm đau nhưng bạn vẫn nên tăng cường chúng trong bữa ăn hàng ngày.
Vitamin D. Nghiên cứu thực hiện với 29.000 phụ nữ không có tiền sử viêm khớp chỉ ra, chị em tiêu thụ lượng vitamin D dồi dào có tác dụng ngừa sự phát triển viêm khớp. Bên cạnh dầu cá, các loại thực phẩm như sữa cũng chứa lượng lớn vitamin D. Ngoài ra, một trong những cách hữu hiệu khác để tổng hợp dưỡng chất này là đi bộ khoảng 20 phút lúc bình minh.Dầu ô liu. Bệnh nhân viêm khớp được khuyến cáo nên bổ sung dầu ô liu vào chế độ ăn uống. Nguyên nhân là dầu ô liu chứa chất béo không bão hòa đơn lành mạnh và không bị ôxy hóa trong cơ thể. So với người thường xuyên tiêu thụ dầu ô liu, người ăn ít thực phẩm này có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều.Gừng. Từ lâu, gừng được sử dụng trong điều trị cảm lạnh, buồn nôn, đau nửa đầu và tăng huyết áp. Gần đây, nội dung nghiên cứu khoa học đăng tải trên Tạp chí Dược phẩm khẳng định, gừng có tác dụng chống viêm hiệu quả; nó cũng là thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe.
Vitamin C. Vitamin C có nhiều trong ớt chuông, cam, dâu tây, dứa và đậu nành. Theo nghiên cứu, tiêu thụ lượng vitamin C có tác dụng giảm tới 30% nguy cơ phát triển viêm khớp. Tuy nhiên, không nên hấp thu quá nhiều vitamin C. Mỗi ngày phụ nữ chỉ nên hấp thu khoảng 75 mg, trong khi nam giới khoảng 90 mg là thích hợp. Anthocyanidins. Là chất chống oxy hóa quy định sắc tố đỏ trong các thực phẩm như cherry, dâu tây, quả mâm xôi, nho, cà tím. Mặc dù tỏ ra hữu hiệu trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch, anthocyanidins cũng mang lại hiệu quả tốt trong nỗ lực chống viêm.
Tôm. Tôm và các loại động vật có vỏ khác chứa ít chất béo bão hòa, cung cấp lượng dinh dưỡng dồi dào. Các axit béo omega - 3 được tìm thấy trong hải sản có tác dụng làm giảm các triệu chứng viêm khớp. Ngoài ra, động vật có vỏ và tôm rất giàu vitamin và các khoáng chất như: selen, sắt, kẽm, vitamin B12, niacin. Selen giúp giảm viêm khớp rất hiệu quả. Xoài. Do chứa chất ôxy hóa cao nên xoài có tác dụng giảm viêm cực nhạy. Ngoài ra, xoài chín còn là nguồn cung cấp beta - carotene dồi dào và nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra beta - carotene có công dụng ngăn ngừa viêm khớp ở cấp độ nặng.
Chất béo Omega-3. Hấp thu lượng axit béo omega – 3 vừa phải giúp cơ thể tăng khả năng ngừa viêm khớp, giảm các cơn đau do viêm khớp gây ra. Nhìn chung, omega – 3 khá dồi dào trong các thực phẩm như cá hồi, cá trích và cá ngừ.
Bông cải xanh. Tổ chức phi lợi nhuận Mayo Clinic nghiên cứu suốt 11 năm nhận thấy, bông cải xanh, súp lơ và các loại rau họ cải khác tỏ ra có tác dụng chống lại sự phát triển của chứng viêm khớp. Dù không mang lại hiệu quả rõ rệt trong nỗ lực giảm đau nhưng bạn vẫn nên tăng cường chúng trong bữa ăn hàng ngày.
Vitamin D. Nghiên cứu thực hiện với 29.000 phụ nữ không có tiền sử viêm khớp chỉ ra, chị em tiêu thụ lượng vitamin D dồi dào có tác dụng ngừa sự phát triển viêm khớp. Bên cạnh dầu cá, các loại thực phẩm như sữa cũng chứa lượng lớn vitamin D. Ngoài ra, một trong những cách hữu hiệu khác để tổng hợp dưỡng chất này là đi bộ khoảng 20 phút lúc bình minh.
Dầu ô liu. Bệnh nhân viêm khớp được khuyến cáo nên bổ sung dầu ô liu vào chế độ ăn uống. Nguyên nhân là dầu ô liu chứa chất béo không bão hòa đơn lành mạnh và không bị ôxy hóa trong cơ thể. So với người thường xuyên tiêu thụ dầu ô liu, người ăn ít thực phẩm này có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều.
Gừng. Từ lâu, gừng được sử dụng trong điều trị cảm lạnh, buồn nôn, đau nửa đầu và tăng huyết áp. Gần đây, nội dung nghiên cứu khoa học đăng tải trên Tạp chí Dược phẩm khẳng định, gừng có tác dụng chống viêm hiệu quả; nó cũng là thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe.
Vitamin C. Vitamin C có nhiều trong ớt chuông, cam, dâu tây, dứa và đậu nành. Theo nghiên cứu, tiêu thụ lượng vitamin C có tác dụng giảm tới 30% nguy cơ phát triển viêm khớp. Tuy nhiên, không nên hấp thu quá nhiều vitamin C. Mỗi ngày phụ nữ chỉ nên hấp thu khoảng 75 mg, trong khi nam giới khoảng 90 mg là thích hợp.
Anthocyanidins. Là chất chống oxy hóa quy định sắc tố đỏ trong các thực phẩm như cherry, dâu tây, quả mâm xôi, nho, cà tím. Mặc dù tỏ ra hữu hiệu trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch, anthocyanidins cũng mang lại hiệu quả tốt trong nỗ lực chống viêm.
Tôm. Tôm và các loại động vật có vỏ khác chứa ít chất béo bão hòa, cung cấp lượng dinh dưỡng dồi dào. Các axit béo omega - 3 được tìm thấy trong hải sản có tác dụng làm giảm các triệu chứng viêm khớp. Ngoài ra, động vật có vỏ và tôm rất giàu vitamin và các khoáng chất như: selen, sắt, kẽm, vitamin B12, niacin. Selen giúp giảm viêm khớp rất hiệu quả.
Xoài. Do chứa chất ôxy hóa cao nên xoài có tác dụng giảm viêm cực nhạy. Ngoài ra, xoài chín còn là nguồn cung cấp beta - carotene dồi dào và nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra beta - carotene có công dụng ngăn ngừa viêm khớp ở cấp độ nặng.