Tuyển thạc sỹ: Thi ngoại ngữ không thể bỏ nhưng nên miễn

Google News

Thạc sỹ nếu không có ngoại ngữ, thì làm sao có thể đọc chưa nói đến học tốt được.

- Lãnh đạo một số trường đại học có chung quan điểm tuyển thạc sỹ không thể bỏ thi ngoại ngữ nhưng nên miễn.
 
Một chữ bẻ đôi không biết, làm sao có thể đọc
 
PGS.TS Tạ Thành Văn - Phó hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội đặt câu hỏi: “Tại sao tuyển sinh thạc sỹ lại có thể bỏ thi đầu vào môn ngoại ngữ?”.
 
Ông Văn cho rằng: Không phải tất cả những thi sinh tham dự tuyển sinh sau Đại học, đều có trình độ ngoại ngữ tốt, đáp ứng được yêu cầu của việc nghiên cứu, tìm tòi trong quá trình học.
 
PGS.TS Tạ Thành Văn - Phó hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội

Học sau đại học (cụ thể là trình độ Thạc sĩ), phải đọc và tham khảo rất nhiều tài liệu bằng tiếng nước ngoài. Nếu không có ngoại ngữ, một chữ bẻ đôi cũng không biết, thì làm sao có thể đọc chưa nói đến học tốt được.

Tuy nhiên cũng nên có một cơ chế thoáng hơn. Với những trường hợp nếu các thí sinh đã giỏi rồi: đơn cử như có bằng ĐH tốt nghiệp ngành ngoại ngữ hoặc có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ TOEFL, TOEIC, iBT 32, IELTS 4,0 trở lên… hoặc có những chứng chỉ chứng minh trình độ do cơ sở đào tạo uy tín, được Bộ giáo dục công nhận thì mình hoàn toàn có thể miễn thi ngoại ngữ đầu vào cho các em.

Nhưng riêng những trường hợp chưa có, hoặc không có thì không thể miễn thi được.

Miễn thi cho một số trường hợp

Cùng về vấn đề này PGS.TS Vũ Quang Thọ Phó hiệu trưởng trường ĐH Công đoàn khẳng định: “Tôi không cho rằng, việc bỏ thi ngoại ngữ là hay, là cần thiết đâu. Chúng ta vẫn cần một đầu vào ngoại ngữ với trình độ chuẩn để đảm bảo việc học cao học.

ggg
PGS.TS Vũ Quang Thọviệc miễn thi ngoại ngữ hoàn toàn có thể chấp nhập được


Hiện nay, các Giáo sư giảng dạy chỉ định rất nhiều các tài liệu nghiên cứu của nước ngoài. Nếu muốn tham khảo những tài liệu đó, mà không có ngoại ngữ thì sao có thể làm được? Thiếu ngoại ngữ sẽ rất khó, không chỉ đơn giản là khó cho việc học.

Tuy nhiên, riêng những thí sinh mà có một trình độ chuẩn, có văn bằng, chứng chỉ do trung tâm, đơn vị có uy tín do Bộ giáo dục cấp và công nhận trong thời gian gần đây thì có thể xem xét miễn thi ngoại ngữ. Và việc miễn thi ngoại ngữ hoàn toàn có thể chấp nhập được.

Huyền Thu (ghi)

Bình luận(5)

Minh Hiền

Lư Văn Thông

"Học sau đại học (cụ thể là trình độ Thạc sĩ), phải đọc và tham khảo rất nhiều tài liệu bằng tiếng nước ngoài. Nếu không có ngoại ngữ, một chữ bẻ đôi cũng không biết, thì làm sao có thể đọc chưa nói đến học tốt được."

- Tôi thấy chúng ta nên có cái nhìn thoáng hơn trong vấn đề thi đầu vào cao học, nhất là phần ngoại ngữ. Đã học đến cao học thì khó mà... không biết một ngoại ngữ nào đó. Tuy nhiên, việc một thí sinh có được bằng TOEFL, TOEIC, iBT 32, IELTS 4,0;... không đồng nghĩa với việc đọc-hiểu tốt tài liệu chuyên ngành. Đó là một khía cạnh hoàn toàn khác! Còn giỏi ngoại ngữ để giao tiếp tốt thì không có gì phải bàn cãi.

Minh Hiền

Nam

Theo tôi nghĩ nên bỏ việc miễn thi ngoại ngữ bằng chứng chỉ nào đó. Nếu đã giỏi ngoại ngữ thì sao phải lo một lần thi ngoại ngữ ở cao học mà phải dùng bằng hoặc chứng chỉ làm gì. Nếu đã xác định học cao học hãy nên bổ sung những kiến thức mình thiếu. "Chúng ta không thể trốn tránh được việc học tiếng anh vậy thì hãy đối đầu với nó ", đó là quan điểm của tôi

Minh Hiền

Cao Minh Thuận

Học Thạc sĩ là 1 bậc học trong chặng đường bắt đầu để nghiên cứu khoa học. Bắt buột người người phải có những nỗ lực để có trình độ về ngoại ngữ là yếu tố cần thiết, cực kỳ cần thiết để nghiên cứu khoa học.
Quý vị muốn có bằng cấp về khoa học mà không chịu nỗ lực thì học có bằng thạc sĩ, tiến sĩ để làm gì? làm Name Card cho sang trọng sao? Đã là có bằng cấp từ Thạc sĩ trở lên thì cần thiết có trinh độ giao tiếp chuẩn theo tiêu chuẩn như Toefl,IELTS, ...là phải làm. Mấy bác nhà mình cứ thích xài các chứng chỉ do cơ sở đào tạo uy tín của mình là sao? chẳng hiểu uy tín theo nghĩa của mấy bác?

Minh Hiền

Hồ Viên Phúc

Xã hội hội nhập, việc biết ngoại ngữ là cần thiết, nhưng không nhất thiết lấy ngoại ngữ làm điều kiện thi tuyển cao học. Mỗi người có năng lực khác nhau, không thể lấy ngoại ngữ làm tiêu chuẩn, mà cần căn cứ vào ngành học. Ngành nào cần thì phải làm nghiêm túc, phải bằng thực lực. Ngành nào không cần thì có thể bỏ qua để thu hút người có chuyên môn sâu nhưng hạn chế về ngoại ngữ. Còn việc đọc tài liệu tham khảo bằng tiếng nước ngoài không phải là lý do chủ yếu để quy định, vì nếu cần đọc tài liệu nước ngoài có thể thuê dịch.

Minh Hiền

David Nguyen

Thạc sĩ (Master) mà không thông thạo ngọai ngữ là Thạc sĩ gì?Đừng làm cho văn bằng đại họcViệt Nam xuống giá nữa.Thực chất văn bằng đại học của Việt Nam đã xuống giá nhiều lắm rồi vì những văn bằng nầy đã phát ra cho những thằng ngu thuộc lọai chăn bò, chăn trâu , được ưu đãi vì có công cách mạng, lại thêm bằng giả, bằng dỗm.Do đó lọai lọai Thạc sĩ nầy ra ngọai quốc càng làm ô nhục cho nền giáo dục VN.