Phí lưu hành phương tiện: “Thực chất đánh vào người nghèo“

Google News

Thu phí đồng loạt như vậy thực chất đánh vào người nghèo, mình đừng đứng trên góc độ người giàu nhìn xuống mà thấy 500 nghìn là ít...

- “Tôi cho rằng mục tiêu của việc thu phí là tốt, nhưng chúng ta đánh đồng tất cả là không công bằng, thiếu tính nhân văn và giải pháp này hiệu quả thấp”.
[links()]

Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thủy (nguyên Giám đốc, Tổng biên tập NXB Giao thông vận tải – Chuyên gia giao thông đô thị) nhận định về đề xuất thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân và phí ô tô vào nội đô của Bộ Giao thông Vận tải.

“Phí từ trên trời rơi xuống”

Trước hết để xảy ra ùn tắc triền miên như vậy, theo tôi nguyên nhân chủ yếu là từ cơ quan quản lý, những người điều hành các cơ quan chức năng có liên quan.

Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thủy.
Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thủy.
 
Nguyên nhân từ phía người dân cũng có nhưng chỉ là một phần nhỏ. Đã mấy chục năm nay việc đầu tư cho giao thông đô thị cho hạ tầng và giao thông công cộng quá yếu kém.

Chúng ta thử làm một phép so sánh, Hà Nội bây giờ có khoảng 1000 xe buýt/6 triệu dân, TP. Hồ Chí Minh 3000 xe buýt/8 triệu dân. Trong khi đó thủ đô Praha người ta có khoảng trên 100km tàu điện ngầm, hàng trăm km đường sắt đô thị và khoảng 2000 xe buýt, với chưa đầy 2 triệu dân. Vậy thì Hà Nội, hệ thống vận tải công cộng của thành phố 6 triệu dân như vậy là cực kỳ yếu kém.

Theo thống kê, phương tiện công cộng ở Hà Nội chỉ đáp ứng 8-10% nhu cầu, tức là 100 người chỉ có 8-10 người được đi xe buýt thôi còn 90 người chả có gì để đi cả.

Hạ tầng cực kỳ yếu kém thể hiện ở đường sá, đến 90% là đường 6,5m; 7,5m mặt cắt là 11m tất cả các ngã tư 90% là đồng mức, trong khi các nước các ngã tư lớn là lập thể hết (có đường cao, đường thấp không cắt nhau). Bên cạnh đường hẹp, mạng lưới không hợp lý, các trục chính, các trục hướng tâm, xuyên tâm, đường vành đai chưa đến đâu hoặc đang làm dở.

Đường quá chật , hạ tầng quá yếu kém thì không thể đổ hết tội ùn tắc cho nhân dân.

Chính từ hạ tầng quá yếu kém mới dẫn đến ùn tắc giao thông thường xuyên và triền miên, các tuyến đường của Hà Nội đã quá tải từ 200-500%. Người dân đi vào đường mật độ quá đông, thì tất nhiên phát sinh ra vấn đề văn hóa. 

Chúng ta không thể dùng các phí như trên trời rơi xuống để bắt người dân nộp, "cấm" người dân đi lại. 100 người chỉ có được 10 người được đi xe buýt thì 90 người kia người ta đi bằng gì?

Người ta phải mua xe máy, ô tô chứ.

Nếu tôi được đối chất với bộ trưởng tôi sẵn sàng nói rằng, mục tiêu của làm cầu làm đường thì trước sau là hiệu quả vốn đầu tư. Tôi cho rằng việc đầu tư tàu điện ngầm, đường sắt trên cao hiệu quả lớn hơn nhiều làm sân bay, đường cao tốc, những cái đó ta có thể làm từ từ.

Tàu điện ngầm, đường sắt đô thị mới là phương tiện tải khách trong giờ cao điểm, chứ xe buýt thì chỉ như muối bỏ bể so với nhu cầu thực tế thôi.

Tôi cho rằng, hiệu quả của giải pháp thu phí lưu hành phương tiện là rất thấp, chỉ giảm được khoảng 1 - 2% ùn tắc thôi. Tức là trong 100 người thì chỉ 1 đến 2 người thôi không mua xe nữa, nhưng rồi người ta cũng sẽ mua vì không mua thì lấy gì mà đi lại khi vận tải công cộng không đáp ứng được.

Đừng đứng ở vị trí người giàu mà nhìn xuống

Chúng ta nói đến hiệu quả cũng phải nghĩ đến hậu quả, bản thân tôi không giàu cũng không nghèo nếu mà thu tôi cũng không sợ. Nhưng mà chúng ta phải nhìn vào đại đa số người dân và phải thông cảm cho họ.

Thực chất chúng ta thu phí là dùng phương pháp kinh tế để “cấm” người dân đi lại. Tăng thuế, thu phí là để hạn chế xe như vậy là không cho người ta đi lại chứ còn gì nữa.

Các chuyên gia đánh giá, thu phí cũng không thật sự hiệu quả để giải quyết ùn tắc.
Các chuyên gia đánh giá, thu phí cũng không thật sự hiệu quả để giải quyết ùn tắc.
 
Thu phí đồng loạt là không đúng đối tượng, có người đi ô tô thường xuyên, có người chỉ thỉnh thoảng mới đi, thế mà chúng ta cứ đánh đồng đều là không hợp lý.

Bên cạnh đó là vấn đề nhân văn, nhân dân ta còn nghèo, tôi xin nói là chỉ có vài người là ông chủ thôi, số người giàu còn ít, trung lưu thu nhập thấp chiếm số đông. Chúng ta cứ đánh đồng người nào có ô tô đánh phí 20 triệu đến 50 triệu/năm, xe máy "đánh" 500 nghìn như vậy là vô lý, không công bằng.

Những người nghèo bỏ 500 nghìn theo tôi không phải là nhỏ đâu, tôi biết có những gia đình nông dân mỗi ngày không kiếm được vài chục ngàn. Vậy thì 500 nghìn không phải là ít nhưng cũng phải lao động cật lực vất vả mồ hôi nước mắt mới có được.

Thu phí đồng loạt như vậy thực chất đánh vào người nghèo vì người giàu không ảnh hưởng nhiều.

Mình đừng đứng trên góc độ người giàu nhìn xuống, đừng thấy số tiền 500 nghìn/năm là không đáng bao nhiêu, như vậy là không công bằng.

Tôi cho rằng, việc thu phí là hoàn toàn vô lý, thiếu nhân văn, thiếu cơ sở khoa học, hiệu quả thấp.
 

Ô tô phải gánh 11 loại phí và thuế

 

Theo số liệu thống kê, hiện nay ô tô đã phải chịu 8 loại phí và thuế nếu cộng thêm 3 loại phí đang đề xuất thì tổng cộng sẽ là 11 loại thuế và phí.

Tám loại phí, thuế ô tô bao gồm:
 
Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, phí trước bạ, phí đăng kiểm, phí đăng ký biển số, phí bảo hiểm vật chất, phí bảo hiểm dân sự, phí xăng dầu.
 
Ba loại phí ô tô có thể sẽ phải đóng thêm gồm:
 
Phí bảo trì đường bộ, phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân, phí ô tô vào nội đô giờ cao điểm.

 
Ngọc Tú (ghi)

Bình luận(10)

Minh Hiền

dungthanhnguyent@yahoo.com

Tôi thấy việc thu phí lưu hành phương tiện là vô lí, tại sao cứ thu chung chung mà không đánh vào việc phạt nặng những lỗi vi phạm giao thông. Việt nam tìm ra được tác hại của tắc đường chưa? sao không học hỏi Nhật bản hay Singapore chứ. Dân Việt nghèo mà suốt ngày gồng gánh đủ thứ "phí" tren vai?

Minh Hiền

Nguyễn Phú Hữu

Lương hưu hàng tháng không đủ ăn nay bị các ông móc túi tiếp, thật bất công và vô nhân đạo.

Minh Hiền

Binh

Siu cao thue nang se giong thoi thuc gian phong kien... Dong bao oi hoi dong bao oi ko dong y

Minh Hiền

Trương cương

Tôi rất đồng tình với ý kiến của TS Nguyễn Xuân Thủy . Ông Thăng đề nghị tăng phí vì ông Thăng quá giàu chứ nếu ông Thăng cũng nghèo như chúng tôi thì ông sẽ không đề xuất đâu . Tôi chưa bao giờ thấy ông ta chỉ ra nguyên nhân thật sự của ùn tắc là lỗi của chính quyền Hà Nội cho xây dựng quá nhiều trung tâm thương mại , nhà cao tầng , lấy hết đất của bãi đỗ xe để xây nhà ... mà chỉ toàn đổ tội cho ý thức của người dân và lăm le móc túi dân mà thôi . Xe máy là phương tiện kiếm sống của dân mà cứ yêu cầu hạn chế thì đạo đức nằm ở đâu ? Ông ta cho thanh tra rầm rộ một số công trình nhưng kết quả chỉ ra là toàn lỗi kỹ thuật thì liệu có đúng không ? Trong khi đó ai cũng biết công trình xuống cấp là do tiêu cực tham nhũng ăn bớt vật tư và nhân công chứ . Vậy thì thanh tra mà làm cái gì ? Dân chúng sẽ còn khốn khổ dài nếu như ông thăng còn ngồi ở ghế bộ trưởng !

Minh Hiền

Lê Xuân Việt

Ối ông Thăng ơi! Dân chúng tôi sắp chết vì trăm khoản thu đổ lên đầu đây này. Ông cậy ông giàu. Ông cậy ông là Bộ trưởng, ông cứ quan liêu, ông cứ thích là ông làm. Quyền làm chủ của nhân dân chúng tôi đâu? Sao ông không hỏi ý kiến của nhân dân rồi ông làm. Không biết ông nghĩ sao khi mà ông thừa nhận ông không đi nổi xe buýt, vậy mà ông bắt chúng tôi phải đi trên những chiếc xe buýt mà không khác hung thần xa lộ là mấy. Ông ích kỷ vậy sao? Ông xem từ ngày ông lên nắm quyền Bộ trưởng đến giờ, ông đã làm được điều gì có ích cho nhân dân chúng tôi chưa? Hay tất cả chỉ để người ta biết đến ông là một vị Bộ trưởng "nói được làm được nhưng... không được".

Minh Hiền

Phạm Hữu Khánh

Hiện nay ô tô, xe máy đã chịu phí đường bộ (gọi là phí bảo trì đường bộ) rồi chứ không phả là phải "đóng thêm" đâu. Phí này tính trong giá xăng dần là 300 đồng/lít, còn lại cứ đến các Trạm thu phí là phải trả thêm, ít thì 10.000 đồng/lượt, 15.000 đồng/lượt, còn như đường cao tốc Trung Lương thì hàng trăm ngàn đồng/lượt.
Tôi đống tình với quan điểm anh Thủy. Tệ nạn tắc đường hiện nay không phải do người dân tạo nên, mà do lãnh đạo các cấp qua các thời kỳ gây nên. Ai quy hoạch đường sá? Ai cho phép xây nhiều cao ốc ở trung tâm thành phố, tạo nên mật độ dân số cao ở trung tâm? Ai thả cho "dân" xây dựng trái phép thoải mái? Ai cho phép người dân xây dựng nhà cửa, khách sạn, nhà hàng, xưởng sản xuất ... dọc đường sắt, đường bộ? ... vân vân ... Nhiều câu hỏi lắm. Nói thật, tất cả là do .. pháp luật không nghiêm! Mà ai làm pháp luật không nghiệm? Cán bộ chính quyền các cấp. Mà trong đó, có thể không ít được hưởng lợi từ những sai phạm đó.

Minh Hiền

Le van

Nói thật lòng,hình như người dân đã quá mệt mõi với các loại phí thiên la địa võng của quý ông rồi.? chạy ăn bở hơi tai.còn sức đâu mà phản kháng lại quý ông.Thôi Đành cam chịu thôi.Mà nói thật dân đen chúng tôi củng đã cam chịu nhiều rồi??.Quý Ông cứ việc thu.để đườngTrống thoàng,cho mấy ông nhà giàu.và mấy ông càn Bộ nhà nước như ông thăng Đi.
Vì suy cho cùng mấy ông đâu mất xu nào.cho dù xe mấy ông đi, thật sang trọng????

Minh Hiền

Trinh Minh Quang

Bộ Trưởng Thăng theo tôi nghỉ ông này Chỉ làm được mội việc là thu tiền mồ hôi của dan thôi.

Minh Hiền

le truc

Kiểu đánh thuế này nhằm phục vụ người giàu.

Minh Hiền

Hùng

Cảm ơn tác giả bài viết!
Tác giả đã nói hộ những bức xúc của người dân chúng tôi. Cá nhân tôi phản đối việc thu phí giao thông, vì nói thật việc thu phí không làm giảm ùn tắc giao thông, vì thực tế nếu không đi xe cá nhân thì người dân chúng tôi đi bằng gì?