“Hố tử thần” Lê Văn Lương nằm trên họng núi lửa cổ?

Google News

"Qua quan sát và phân tích sơ bộ mẫu đất đá có thể nghi ngờ "hố tử thần" Lê Văn Lương nằm trên nóc của một họng núi lửa cổ".

- Theo TS. Lê Huy Y, Tổng hội Địa chất Việt Nam, qua quan sát và phân tích mẫu đất đá lấy trực tiếp tại hiện trường có thể nghi ngờ “hố tử thần” Lê Văn Lương nằm trên nóc của một họng núi lửa cổ.
 
TS. Lê Huy Y cho rằng sự cố nảy sinh “hố tử thần” trên đường Lê Văn Lương kéo dài được giải thích nguyên nhân do thi công công trình bên cạnh kết hợp với mưa to và đường ống nước rò rỉ nước là chưa đủ. Nếu không tìm đúng nguyên nhân thì sẽ không khắc phục được triệt để và sẽ tiếp tục bị sụt lún tạo ra hố tử thần.
Bức ảnh "hố tử thần" thể hiện rõ mặt cắt địa chất đặc trưng của họng núi lửa
Bức ảnh "hố tử thần" thể hiện rõ mặt cắt địa chất đặc trưng của họng núi lửa (?)
“Ngay khi báo chí thông tin, nhìn qua ảnh, tôi nghi ngờ ngay sụt lún này liên quan đến họng núi lửa cổ. Nó thể hiện qua các mặt cắt địa chất đặc trưng trên vách hố sụt”.
 
“Qua quan sát vách hố sụt cho thấy nham thạch trong họng núi lửa này khi bị phong hoá biến thành sét- kaolin rất dẻo, trơn và dễ bị trôi xuống phía dưới theo các khe nứt, đứt gẫy tạo thành hang karst rỗng phía dưới. Trời mưa lớn đã tạo thêm điều kiện làm sập mặt đường trên nóc hang karst, đúng hơn, trên nóc của 1 họng núi lửa cổ.
 
Ngày 22/8, phóng viên Kienthuc.net.vn đã cùng TS.Lê Huy Y đến hiện trường và lấy mẫu để kiểm định lại nghi ngờ này. Khi chúng tôi đến hiện trường thì các đơn vị đang thi công khắc phục nên theo TS. Lê Huy Y: “Những bức tranh nham thạch đẹp như trong ảnh không còn được thấy”.
TS. Lê Huy Y thực địa tại "hố tử thần"
TS. Lê Huy Y (bên phải) thực địa tại "hố tử thần"
Trực tiếp xem xét tại hiện trường, TS. Lê Huy Y nhận định: “Vách hố sụt là một loại nham thạch màu nâu sẫm, bao gồm một khối hỗn hợp: sét, cát, cuội, sỏi, đá tảng nhiều thành phần. Từ một điểm lộ sét màu nâu xen kẽ các dải sét màu trắng phong hoá từ vật liệu núi lửa. Dăm, cuội lẫn trong sét lớn dần khi vào gần hố sụt”.
 
TS. Lê Huy Y đã lấy 1 mẫu đãi đất màu nâu loang lổ trên vách hố sụt (cách tâm hố tử thần khoảng 15m) để phân tích. Qua phân tích sơ bộ ông kết luận: “Ngoài sét và cát, phần nặng của mẫu đãi gặp rất nhiều quặng sắt dạng limonit kết hạch, các mảnh dăm của đá tù binh nhiều thành phần, trong đó có các mảnh đá màu xanh, sắc cạnh, nhiều hạt quặng sulfua (như pyrit,.v.v) và rất nhiều hạt khoáng vật nặng (như Ziercon, monazit,…). Điều đó chứng tỏ hố tử thần này đúng là nằm trùng với họng núi lửa cổ”.
Xem xét cả khu vực xung quanh
Xem xét cả khu vực xung quanh
 
Theo TS. Lê Huy Y, “nên khoan lấy mẫu 1 lỗ khoan thăm dò ở tâm diện tích hố sụt để kiểm tra. Nếu gặp lớp bùn nhão chứa cuội, sỏi, đá tảng với chiều dày lớn từ vài chục mét trở lên thì sẽ càng khẳng định chắc chắn nhận định về họng núi lửa cổ này”.
 
“Tôi cũng không định nói về chuyện này vì nó ngoài sách vở, ngoài những nguyên nhân hiện nay chúng ta đang đổ lỗi. Nhưng nghĩ lại nếu không nói thì nó sẽ là một mối nguy hại tiềm tàng”.
Lấy mẫu cả trong lòng hố và khu vực xung quanh để thử nghiệm
Lấy mẫu cả trong lòng hố và khu vực xung quanh để thử nghiệm
Theo TS. Lê Huy Y, khắc phục bằng cách lấp đầy đất và làm đường sẽ không thể đảm bảo. “Cần phải xem đoạn đường bị sập lở này như một đoạn sông hoặc thung lũng không đáy để làm một cầu vượt vĩnh cửu bằng thép hoặc bê tông cốt thép vắt qua hố tử thần và cần có hàng rào bảo vệ lâu dài quanh hố tử thần này”.
 
“Nếu chỉ lấp hố đơn giản rồi làm đường lên trên, thì chắc chắn hố tử thần sẽ tái xuất hiện tại đây. Cần chú ý là hố tử thần (cũng là họng núi lửa cổ) sẽ hoạt động trở lại mạnh nhất khi Hà Nội có động đất, dù là cấp rất nhỏ. Mặt khác, trong vùng này sẽ còn tìm được nhiều hang karst ngầm và sẽ xuất hiện không ít hố tử thần”, ông nhấn mạnh.
Vũ Chương
[links()]

Bình luận(0)