Bùng nổ tranh cãi về việc cứu người gặp TNGT

Google News

Cuộc tranh luận gay gắt đã diễn ra trên nhiều trang mạng xã hội về sự vô cảm, lòng tốt và cả về câu hỏi đơn giản nhất "cứu giúp hay không?"

(Kienthuc.net.vn) - Sau khi Kienthuc.net.vn có bài phản ánh: “Người đi đường “tàn nhẫn” với nạn nhân bị TNGT”, thì một cuộc tranh luận gay gắt đã diễn ra trên nhiều trang mạng xã hội về sự vô cảm, về lòng tốt và cả về câu hỏi đơn giản nhất “cứu giúp hay không?”.

“Có phải con người nữa không?” 

Bạn đọc Been chia sẻ với tòa soạn Kienthuc.net.vn: “Tất cả nên nghĩ lại mình một phút để biết mình có phải là một người tốt hay không? Chỉ biết đổ lỗi cho nhau và không chịu xem thử việc mình cần làm và nên làm "cứu người như thể cứu ta"… một phút để cứu một người có khó hay không? Hay đứng nhìn để phê bình và phản ánh?”.

Câu chuyện này cũng được lan truyền rộng trên các diễn đàn, mạng xã hội. Trên mạng xã hội Facebook, thông tin này có đến gần 500 lượt chia sẻ với ý kiến bàn luận về sự vô tâm, vô cảm của người đi đường.

Thành viên có tên Quyết Kzô tâm sự: “Mẹ mình cũng bị bọn chở hàng quệt ngã trên cầu Long Biên đến ngất đi mà mãi mới có ông xe ôm đưa đi cấp cứu. Giống hoàn cảnh của mẹ mình, buồn quá!”.

Còn thành viên có tên Kenwin thốt lên: “Thật vô tâm, không có tính người”. Thành viên Đức Thịnh thì đặt câu hỏi: “Thấy người bị nạn mà làm ngơ, có phải con người nữa không?”.

Bức ảnh thổi bùng cuộc tranh cãi về sự vô cảm và tình người

Trên Webtretho.com, thành viên Em_be_HN bức xúc: “Con người nhìn thấy đồng loại bị nạn, sợ không dám lại gần, không dám cứu giúp. Trong khi đó, loài vật thấy đồng loại bị nạn thì đứng bên cạnh hoặc cố tìm mọi cách giúp đỡ từ con chó, con mèo hay các con thú khác”.

Thành viên Lebichly nhận xét: “Đúng là tình người ngày càng tệ trong cái xã hội này. Đọc mà buồn”.

Sợ khi cứu người?

Tuy nhiên, bên cạnh phản ứng về sự vô cảm của con người, rất nhiều ý kiến đã phàn nàn về những lo sợ mà họ sẽ vướng vào khi cứu người.

Trên trang mạng Facebook, thành viên có tên TrungHieu Dvcd tâm sự: “Tôi từng cứu người. Tôi chở họ vào bệnh viện, công an hỏi ai làm em ra thế này? Nó chỉ anh này đụng... Mình cứu nó, nó đang mê man nói mình đụng làm mình phải viết tường trình lên xuống. May là dân chúng đưa thằng đụng xe vào chỉ thằng này gây tai nạn mình mới được về”.

Trên Webtretho.com, thành viên Lại gạo đưa ra ý kiến và được nhiều người đồng tình “Việc không cứu giúp người bị nạn có một nguyên nhân rất khách quan, là nó sẽ mang rất nhiều phiền phức cho người giúp, bệnh viện, công an sẽ hỏi han rất kỹ lưỡng, thậm chí còn lập biên bản xem tai nạn thế nào, thân thích gì không, tại sao đưa vào bệnh viện”.

“Người nhà nạn nhân đến cũng rất dễ hiểu nhầm người giúp đỡ chính là người gây tai nạn, vì thế thì mới đưa nạn nhân vào viện chứ. Và nhẹ thì hỏi như hỏi cung, nặng thì chửi bới thậm chí xông vào đánh, rồi tra hỏi về đồ đạc xe cộ của nạn nhân, chẳng may mất rồi thì coi người cứu giúp như kẻ trộm. Thậm chí không ít trường hợp nạn nhân tỉnh dậy một mực đổ cho người cứu chính là thủ phạm gây tai nạn để ăn vạ bắt đền”.

“Mình có hai người quen đã rơi vào hoàn cảnh này, trong đó có một bác già cứu một tay say rượu tự ngã vào lúc đường vắng không có ai làm chứng, cuối cùng ko có cách nào cãi được đành mất 10 triệu thuốc men. Đúng là làm phúc phải tội”.

“Ngoài ra trong nhiều trường hợp, bê hoặc dịch chuyển nạn nhân rất dễ làm chấn thương nặng hơn, nhất là những chấn thương cột sống hoặc sọ não. Nếu không có chuyên môn, tốt nhất là để họ nằm đấy và đợi xe cứu thương cùng đội cấp cứu chuyên nghiệp”.

Phản ánh với Kienthuc.net.vn, bạn đọc Nguyễn Hiếu (Bình Dương) tâm sự: “Cứu giúp một người gặp tai nạn là một nghĩa cử cao đẹp, nhưng không phải lúc nào lòng tốt ấy cũng được đền đáp xứng đáng. Có lẽ mọi người chưa gặp phải tình cảnh người cứu giúp lại trở thành người gây ra vụ tai nạn và phải đền tiền cho kẻ được cứu giúp. Nhưng đó vẫn còn may mắn, nghiêm trọng hơn nữa là mọi người có thể vướng vào vòng lao lý nếu như người gặp tai nạn tử vong. Lòng nhân ái không phải trong tình huống nào cũng có được cái kết có hậu”.

[links()]

Phạm Huyền Chương

Bình luận(11)

Minh Hiền

Dao Long

Đùng nên vội trách nhau
Đúng là khi thấy người bị nạn mà làm ngơ thì thật là vô cảm. Vô cảm với số phận một cá thể đồng loại. Vô cảm với chính bản thân mình vì nếu một lúc nào đó mình gặp nạn thì ai sẽ là người đưa tay ra cứu giúp. Tuy nhiên trong từng hoàn cảnh cụ thể mới xác định được những người không cứu giúp người khác có vi phạm đạo đức không. Ví dụ, một người đàn ông khỏe mạnh thấy một người đuối nước nhưng không biết bơi vẫn cố xuống cứu người bị nạn vô hình chung đã tự giết chết bản thân mình. Trong trường hợp này người thấy người bị nạn có thể kêu cứu người biết bơi mới sáng suốt. Bằng không trong điều kiện không thể cứu được thì cũng không thể trách người nhìn thấy sự việc diễn ra trước mắt mà không lao vào cứu. Trở lại vấn đề tai nạn giao thông, tốt nhất là hãy gọi cho xe cấp cứu. Nhiều ý kiến đã nêu cụ thể ở trên và tôi cũng đã từng gặp cảnh tương tự. Cách đây khoảng 8 năm về trước, khi đó tôi đang còn sử dụng chiếc xe máy Trung Quốc rất xập xệ. Khoảng 8h tối khi tôi đang đi chơi thì gặp một vụ tai nạn xảy ra trước lúc tôi đến khoảng 15p, rất đông người đứng vây quanh nhưng không ai chở nạn nhân tới bệnh viện mặc dù có một bệnh viện cách nơi xảy ra tai nạn chỉ chưa đầy 1km. Tôi đã chủ động nhờ một người đàn ông khác áp tải phía sau, người bị nạn ngồi ở giữa. Khi đưa nạn nhân vào tới bệnh viện thì người tôi, đầu tóc tôi dính đầy máu. Bệnh viện ngay lập tức yêu cầu chúng tôi ở lại, rồi sau đó công an đến, họ yêu cầu chúng tôi tường trình lại sự việc rất mệt mỏi. Cũng may là nạn nhân còn tỉnh táo khẳng định chúng tôi không phải là đối tượng gây tai nạn nên công an mới cho về, khi đó là 11h đêm. Tuy nhiên sau đó nhiều ngày tôi vẫn nơm nớp lo sợ vì các thông tin địa chỉ của mình công an đã nắm giữ. Không may nạn nhân họ bị hôn mê không còn làm chủ được trí nhớ sẽ khai lại thì vô cùng khốn nạn. Song qua nhiều năm không thấy công an hỏi đến nữa nên tôi mới cảm thấy được thanh thản. Chính vì vậy nên những người có kinh nghiệm khi đã giúp một ai đó bị nạn và bị vạ lây thì lần sau họ không bao giờ dám giúp nữa. Đừng vội trách cứ bất kỳ ai mà hãy tự nghĩ lại chính bản thân mình. Dao Long

Minh Hiền

ĐĂNG LÊ- Be.

tác giả dứng chụp hình, lấy thông tin, đợi thêm 30 phút sau mới thấy 2 thanh niên đến cứu, vậy mà tác giả cũng phản ánh sự vô cảm, vậy tác giả không vô cảm ha?
có khi nào tác giả nên suy nghỉ lại không nhỉ hay là chỉ vì vài chục nghìn tiền nhuận bút rồi các tin sau vẫn nhẫn tâm hơn, mong muốn có tai nạn để làm hả anh Vũ Sơn(đăng lê).

Minh Hiền

Nguyen Hoai Hai

Những ý kiến trên đây tôi thấy đúng, đã làm ơn cứu người mà còn bị vạ thì tâm lý ai dám cứu, có muốn cũng đành chịu, sợ nhất là tội bị các ngành chức năng qui trách nhiệm. Theo tôi thì mình nên làm ơn cứu họ, nhưng lúc đó phải kêu thêm 2 hoặc 3 người nữa đến cùng cứu, cùng có người làm chứng để sau này cơ quan chức năng vào cuộc điều tra cho dễ. Mong ngành chức năng bớt hành người làm ơn mà khỏi mắc oán

Minh Hiền

Anh Minh

Tôi nghĩ ở đây có 3 khía cạnh rất rõ: Đạo đức, Pháp lý, Kỹ thuật. Những nỗi sợ hãi và lo ngại của mọi người là hoàn toàn có thật và xã hội phải nhanh chóng giải quyết làm rõ những lo ngại đó.
Về mặt đạo đức (và cả pháp luật), chắc chắc ai cũng thống nhất cần giúp đỡ người bị nạn, bất kể đó là ai.
Tuy nhiên về mặt pháp lý, rõ ràng có những mập mờ, khoảng trống trong thực thi pháp luật ở VN. Nguyên tắc suy đoán vô tội là nguyên tắc cơ bản không được luật hóa, nguyên tắc tôn trọng công dân không được CA thực hiện thì dĩ nhiên sẽ có những nghi ngại mà theo tôi là hoàn toàn chính đáng; hai vấn đề này phải được gấp rút sửa đổi. Mặt khác, kiên quyết sử phạt không khoan nhượng, với mọi trường hợp từ chối giúp đỡ, hay bỏ mặc nạn nhân, phạt tăng nặng các hành vi thiếu trách nhiệm mới giúp nâng cao ý thức về pháp luật trong trường hợp này.
Về kỹ thuật, rõ ràng nhà trường, đoàn thanh niên và các tổ chức xã hội khác đã không chú trọng đào tạo kỹ năng sơ cứu. Điều này nhất thiết phải thay đổi. Nhưng trong khi chưa được đào tạo, chúng ta cũng có thể tự đào tạo cho mình. Tra "First Aid" hay "kỹ thuật sơ cứu" bạn cũng có được rất nhiều thông tin bổ ích.
Cứu một mạng người còn hơn xây bẩy thành phù đồ. Xin đừng dửng dưng trước nỗi đau của người khác!

Minh Hiền

Đăng Lê

Tác giả Vũ Sơn thản nhiên đứng chụp ảnh, rồi vỏ về viết tin phản ánh mặc cho nạn nhân nằm đó. Tác giả Vũ Sơn có phải là con người ko? đủ tư cách phê phán người đi đường? Người làm báo trước tiên phải là một công dân tốt.... thế mà tác giả như thế thì đừng lên mặc phản ánh người đi đường. Vũ Sơn cũng là người đi đường mà.......

Minh Hiền

hoa

Nhiều khi cũng sợ người ta tai nạn mau me be bét mà bị bệnh truyền nhiễm gì đó, mình cứu họ rồi lây thì chết. Chắc chỉ gọi cứu thương hoặc CSGT để họ làm nhiệm vụ của mình thôi

Minh Hiền

Tran Anh Hanh

Doc nhieu ban luan , nhung thuc te la nhu the nay,khong it nguoi lam phuc ma phai chui thiet la khi mang nguoi bi nan den benh vien phai lam chung va ghi thong tin cua minh va cac thu tuc phien ha qua nen nhieu nguoi ngai giup la the, vay nen co thu tuc don gian thi moi co nhieu nguoi lam, buoi khi mang nguoi bi nan vao benh vien ma di ngay thi cho la nguoi gay ra tai nan roi bo tron vay thi ai giam lam day la thuc te nhieu truong hop roi ,ma ko lam thi nhieu nguoi chet oan, nhat la nhung nguoi tinh xa nua ke ca nguoi bi va nguoi giup rat phien ha va bi oan gia nua rat mong co y kien dich thuc cho nguoi giup tai nan tren duong ,nhat la luc troi toi ,mua nua thi cang kho khan cho nguoi giup tai .xin chan thanh cam onxinco phan hoi tren bao

Minh Hiền

minh hà nội

Về nguyên tắc tự nhiên trong 1 bầy đàn có 1 con có chuyện nguy hiểm những loài thông minh như sư tử, Hổ hay Voi đều có phản ứng là cứu giúp, bảo vệ cá thể gặp nguy hiểm đó. Tuy nhiên có những loài chỉ đứng nhìn như ta thấy ở loài trâu, hưu nai... khi bị hổ hay cá sấu ăn thịt.
Thật xót xa khi 1 người bị nạn mà ta cứ đứng xem và bình luận.
Tôi đã gặp 1 hoàn cảnh ở ĐH khi xem các anh lớp trên chơi bóng chuyền, bóng đập vào 1 cô gái làm cô ta ngã ra, tôi đã đến đỡ cô ấy lên, tuy nhiên cô ta gọi cho 1 lô lốc họ hàng đến đòi đánh tôi và bắt đền tôi. Vì đơn giản là ở sân bóng khi đó còn mỗi mình tôi băng bó cho cô ta....
Sau này tôi có vài trải nghiệm về cứu người bị nạn, dù có bị phiền phức, có lần đỡ 1 a say rượu bị ngã xe xuống mương a ta chửi .... tôi ....sau khi tỉnh và... nổ máy biến luôn.!
Tuy thế tôi vẫn tâm niệm cứu nguời như là 1 tiêu chí để xác lập giữa 1 đất nước cường quốc hay 1 đát nước nhược tiểu. Là tiêu chí xác lập bạn là sư tử hay hưu nai trong thế giới tự nhiên.... chính vì thế tôi sẽ vẫn cứu giúp người bị nạn, ít thì 1 cú điện thoại báo cấp cứu, nhiều thì đưa người ta đi bệnh viện.
Bạn đừng mong hàm ơn, thì cứu người sẽ rất nhẹ nhàng...
kính

Minh Hiền

Nguyễn Quang

Trong kho tàng truyện cổ tích vẫn lưu truyền truyện: CỨU VẬT VẬT TRẢ ÂN, CỨU NHÂN NHÂN TRẢ OÁN đấy thôi.
Trong xã hội thật-giả lẫn lộn hiện nay, làm phúc nhiều khi phải tội.

Minh Hiền

Thoại Châu thanh

Đơn thuần bạn đã nghỉ sai về việc cứu người
-người bị nạn có chấn thương cột sống không(tuyệt đối không chạm vào nếu không có chuyên môn)
-nếu chuyển cấp cứu phãi có dai diện chính quyền(CA ,Dân phòng ,người làm chứng)
-

Minh Hiền

Thanh

Ở nước nào cũng vậy, công việc này phải do công an làm. Người dân chỉ có quyền báo công an đến giải quyết. Nếu không, lòng tốt trở thành tai họa. Do vậy, lực lượng công an phải làm việc tích cực. Ngoài ra, có thể thành lập các đội cứu hộ do nhà nước và tư nhân cùng làm. Nên giáo dục mọi người biết cách xử lý tình huống này, số điện thoại liên lạc khi gặp sự cố.