Loại cháo dẻo dính như kẹo kéo có tên Papeda hay bubur sagu được xem là lương thực chính của đảo Maluku và tỉnh Papua.Không giống như những tô cháo sánh nhuyễn được nấu từ gạo, Papeda làm người ta thích thú với kết cấu dẻo dai, kết dính khi được làm từ tinh bột sago, một loại nguyên liệu đặc biệt chỉ có ở Indonesia.Người Moluccans và Papuans chế biến tinh bột sago bằng cách chặt thân cây cọ sago, bổ đôi và cạo các phần bên trong mềm của thân cây, lấy cả phần ruột rồi xay thành bột thô.Bột này sau đó được trộn với nước và vắt để lọc lấy tinh bột.Trải qua quá trình công phu như thế, người ta mới thu được loại tinh bột mềm mịn và khi nấu thành cháo có độ dẻo dai hoàn hảo.Tinh bột sago sẽ trộn cùng nước sôi với theo tỉ lệ nhất định, khuấy đều hỗn hợn để chúng dần dần đông lại và có độ kết dính trông giống như keo.Phần cháo chín có màu trắng trong, sánh mịn trông rất lạ mắt.Thường khi ăn, người ta sẽ lấy một lượng vừa phải cho vào tô, đi kèm là hai chiếc đũa để mọi người thưởng thức. Bạn sẽ dùng hai tay lấy cháo lên rồi xoắn thành nhiều vòng để tách chúng ra giống như kéo kẹo kéo. Tùy thuộc độ dính của món mà đòi hỏi người ăn phải khéo léo và kiên nhẫn.Cháo Papeda sẽ được ăn kèm cùng với các loại súp cá như cá thu, cá ngừ... Súp phải được nấu đậm đà, thường thì người ta sẽ cho thêm nghệ và các gia vị địa phương vào để tăng thêm mùi vị.Cháo Papeda đôi khi cũng được ăn kèm với khoai lang hoặc sắn luộc.Thông thường, mâm cơm truyền thống ở Indonesia không thể thiếu món cháo vừa dẻo mịn vừa dai dai này. Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.
Loại cháo dẻo dính như kẹo kéo có tên Papeda hay bubur sagu được xem là lương thực chính của đảo Maluku và tỉnh Papua.
Không giống như những tô cháo sánh nhuyễn được nấu từ gạo, Papeda làm người ta thích thú với kết cấu dẻo dai, kết dính khi được làm từ tinh bột sago, một loại nguyên liệu đặc biệt chỉ có ở Indonesia.
Người Moluccans và Papuans chế biến tinh bột sago bằng cách chặt thân cây cọ sago, bổ đôi và cạo các phần bên trong mềm của thân cây, lấy cả phần ruột rồi xay thành bột thô.
Bột này sau đó được trộn với nước và vắt để lọc lấy tinh bột.
Trải qua quá trình công phu như thế, người ta mới thu được loại tinh bột mềm mịn và khi nấu thành cháo có độ dẻo dai hoàn hảo.
Tinh bột sago sẽ trộn cùng nước sôi với theo tỉ lệ nhất định, khuấy đều hỗn hợn để chúng dần dần đông lại và có độ kết dính trông giống như keo.
Phần cháo chín có màu trắng trong, sánh mịn trông rất lạ mắt.
Thường khi ăn, người ta sẽ lấy một lượng vừa phải cho vào tô, đi kèm là hai chiếc đũa để mọi người thưởng thức.
Bạn sẽ dùng hai tay lấy cháo lên rồi xoắn thành nhiều vòng để tách chúng ra giống như kéo kẹo kéo. Tùy thuộc độ dính của món mà đòi hỏi người ăn phải khéo léo và kiên nhẫn.
Cháo Papeda sẽ được ăn kèm cùng với các loại súp cá như cá thu, cá ngừ... Súp phải được nấu đậm đà, thường thì người ta sẽ cho thêm nghệ và các gia vị địa phương vào để tăng thêm mùi vị.
Cháo Papeda đôi khi cũng được ăn kèm với khoai lang hoặc sắn luộc.
Thông thường, mâm cơm truyền thống ở Indonesia không thể thiếu món cháo vừa dẻo mịn vừa dai dai này.
Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.