Pá pỉnh tộp. Pá pỉnh tộp là tên gọi món cá suối nướng của đồng bào Thái vùng Tây Bắc. Nếu như cá sông, cá biển vùng xuôi thường kén con to, đẫy đà thì đồng bào ở đây lại gắng chọn những con cá suối chỉ nhỏ bằng ngón tay cái người lớn, sống ẩn mình trong các hốc đá chảy ra theo nguồn nước suối.
Sau khi làm sạch, cá được ướp bằng ớt bột khô nên để cá nướng có mùi thơm đặc trưng. Đem nhồi vào bụng cá những loại gia vị, rau thơm thái nhỏ như: gừng, tỏi, sả, hành, rau thơm rừng và mầm măng của cây sa nhân. Đợi cá ngấm, người ta đem cá nướng chừng 15 là được. Lúc thành phẩm, cá chín vàng ruộm, thơm lừng, mang đầy đủ vị ngọt béo của cá, cay của ớt, thơm của sả, riềng, cả các loại rau thơm hòa quyện một cách hoàn hảo.Cá kho niêu đất Vũ Đại, Hà Nam. Người dân làng Vũ Đại, Lý Nhân, Hà Nam bắt đầu đưa món cá kho vào kinh doanh từ năm 1981. Là đặc sản nổi tiếng song lượng cung ra thị trường khá nhỏ giọt. Cá kho Hà Nam tạo được thương hiệu như vậy nhờ khâu chế biến cầu kỳ cùng hương vị hấp dẫn. Nguyên liệu được chọn làm món ăn thường là cá trắm đen, làm sạch rồi đặt vào niêu đất. Dưới niêu được lót lớp riềng nhằm tránh cá bị cháy khi kho suốt 10 – 12 giờ. Cá kho đúng điệu khi khúc cá có màu nâu sậm, thịt mềm, xương tan… ăn không phải bỏ đi chút nào.Cá bống cát sông Trà. Cá bống ngon nhất khi kho tiêu. Cá rửa sạch, cho vào niêu đất, thêm ít nước mắm, đường, muối, hành, tiêu… đun lửa liu riu cho đến lúc chín. Cá bống kho tiêu đậm đà hơi cay được ăn kèm với cơm nóng.
Cá lăng nướng Tây Nguyên. Là đặc sản mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho đồng bào Tây Nguyên, thịt cá lăng săn chắc, thơm ngọt hơn hẳn các loại các khác nhờ thường xuyên ăn mồi sống, cá con, phù du và rêu bám trên vách đá.
Không lạm dụng đồ ướp có sẵn, người dân cẩn thận tự chế nước mắm, mì chính, mẻ, nước cốt riềng và nghệ để tẩm lên từng miếng thịt. Trước lúc làm chín trên than hồng, cá tiếp tục được phết một lớp dầu phộng bên ngoài để tăng thêm hương vị. Muốn món ăn ngon, người đầu bếp còn phải chăm chút từng thớ thịt bằng cách liên tục, khéo léo lật vỉ nướng để cá không bị cháy xém.Cá lăng nướng có màu vàng ruộm bắt mắt; có thể ăn trực tiếp với bún hoặc nhâm nhi với rau sống, chuối xanh, khế, dứa, bún cuộn lại chấm nhẹ trong bát mắm đủ vị tỏi, chanh, ớt đường.
Pá pỉnh tộp. Pá pỉnh tộp là tên gọi món cá suối nướng của đồng bào Thái vùng Tây Bắc. Nếu như cá sông, cá biển vùng xuôi thường kén con to, đẫy đà thì đồng bào ở đây lại gắng chọn những con cá suối chỉ nhỏ bằng ngón tay cái người lớn, sống ẩn mình trong các hốc đá chảy ra theo nguồn nước suối.
Sau khi làm sạch, cá được ướp bằng ớt bột khô nên để cá nướng có mùi thơm đặc trưng. Đem nhồi vào bụng cá những loại gia vị, rau thơm thái nhỏ như: gừng, tỏi, sả, hành, rau thơm rừng và mầm măng của cây sa nhân. Đợi cá ngấm, người ta đem cá nướng chừng 15 là được. Lúc thành phẩm, cá chín vàng ruộm, thơm lừng, mang đầy đủ vị ngọt béo của cá, cay của ớt, thơm của sả, riềng, cả các loại rau thơm hòa quyện một cách hoàn hảo.
Cá kho niêu đất Vũ Đại, Hà Nam. Người dân làng Vũ Đại, Lý Nhân, Hà Nam bắt đầu đưa món cá kho vào kinh doanh từ năm 1981. Là đặc sản nổi tiếng song lượng cung ra thị trường khá nhỏ giọt.
Cá kho Hà Nam tạo được thương hiệu như vậy nhờ khâu chế biến cầu kỳ cùng hương vị hấp dẫn. Nguyên liệu được chọn làm món ăn thường là cá trắm đen, làm sạch rồi đặt vào niêu đất. Dưới niêu được lót lớp riềng nhằm tránh cá bị cháy khi kho suốt 10 – 12 giờ. Cá kho đúng điệu khi khúc cá có màu nâu sậm, thịt mềm, xương tan… ăn không phải bỏ đi chút nào.
Cá bống cát sông Trà. Cá bống ngon nhất khi kho tiêu. Cá rửa sạch, cho vào niêu đất, thêm ít nước mắm, đường, muối, hành, tiêu… đun lửa liu riu cho đến lúc chín. Cá bống kho tiêu đậm đà hơi cay được ăn kèm với cơm nóng.
Cá lăng nướng Tây Nguyên. Là đặc sản mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho đồng bào Tây Nguyên, thịt cá lăng săn chắc, thơm ngọt hơn hẳn các loại các khác nhờ thường xuyên ăn mồi sống, cá con, phù du và rêu bám trên vách đá.
Không lạm dụng đồ ướp có sẵn, người dân cẩn thận tự chế nước mắm, mì chính, mẻ, nước cốt riềng và nghệ để tẩm lên từng miếng thịt. Trước lúc làm chín trên than hồng, cá tiếp tục được phết một lớp dầu phộng bên ngoài để tăng thêm hương vị. Muốn món ăn ngon, người đầu bếp còn phải chăm chút từng thớ thịt bằng cách liên tục, khéo léo lật vỉ nướng để cá không bị cháy xém.
Cá lăng nướng có màu vàng ruộm bắt mắt; có thể ăn trực tiếp với bún hoặc nhâm nhi với rau sống, chuối xanh, khế, dứa, bún cuộn lại chấm nhẹ trong bát mắm đủ vị tỏi, chanh, ớt đường.