1. Bánh chưng/ bánh tét
Bánh chưng (bánh tét) cùng với bánh dày là hai loại bánh không thể thiếu ở bất cứ đâu trên đất nước Việt Nam mỗi dịp Tết đến, xuân về. Những chiếc bánh dân dã thơm ngon này gói lá dong xanh mướt, đòn bánh tét tròn lẳn gợi lên cảm giác ấm cúng, no đủ cho năm mới. Bánh được làm từ gạo nếp, nhân đậu xanh, thịt lợn, khi ăn bánh thường ăn kèm với hành, kiệu muối.2. Bánh nướng/ bánh dẻo
Bánh nướng, bánh dẻo là món quà ý nghĩa cho người thân mỗi dịp trung thu. Bánh nướng thường đóng hình vuông, trên mặt bánh là hình hoa cúc đặc trưng cho mùa thu, được nướng đến vàng ươm, còn bánh dẻo làm bằng bột nếp đồ chín, có màu trắng tinh, thường đóng hình tròn, trên mặt bánh ép hình đóa sen như dấu hiệu mùa hè còn sót lại. Nhân bánh thường rất đa dạng: từ bánh chay, đến nhân ngọt, nhân mặn, nhân thập cẩm... Ăn bánh trung thu, uống trà, ngắm trăng, nói vài ba câu chuyện, chính là nét văn hóa truyền thống của Việt Nam.3. Bánh cốm
Hà Nội vào thu thường có những hàng cốm rong trên khắp các nẻo đường, từng bọc cốm xanh mướt gói trong lá sen tươi mang đến hương vị đồng quê thoang thoảng. Từ những hạt cốm ấy, người ta chế biến ra món bánh cốm. Cốm được xào với đường cho đến khi nhuyễn, sau đó bọc lại cất kín, nhân bánh là đậu xanh xào đường bở tơi, bùi bùi ngọt ngọt, thêm vài sợi dừa nạo trắng tinh, bên ngoài là lớp vỏ bánh được làm từ cốm xao khi nãy. Ai may mắn được đến Hà Nội mùa thu, đều muốn ra hàng Than mua một vài cặp bánh cốm về làm quà.4. Bánh tôm
Bánh tôm Hồ Tây lại là một đặc sản của Hà Nội được rất nhiều du khách ưa thích. Bên trên lớp vỏ bánh vàng xuộm vừa rán xong là một, hai con tôm đỏ tươi, căng bóng. Bánh ăn kèm với nước chấm chua ngọt và rau sống, vị beo béo, ngọt ngọt của bánh và tôm quyện với vị đậm đà của nước chấm mang đến cho món ăn phong vị đặc sắc không đâu có được.5. Bánh gai
Những chiếc bánh gai làm bằng bột nếp trộn với bôt của cây gai nên có màu đen nhánh là đặc sản của miền đất Hải Dương. Bao bọc bên trong lớp vỏ ngoài ấn tượng là lớp nhân đậu xanh giã nhuyễn với dừa nạo sợi, mứt bí, hạt sen. Bánh được gói trong lá chuối khô nên khi mở ra ngào ngạt mùi thơm của cây gai cùng với mùi thơm của lá chuối.6. Bánh xèo
Bánh xèo có một lớp bột vàng ươm bên ngoài, bên trong là nhân tôm, thịt băm , giá đỗ. Khi chế biến, cuộn bánh thành hình bán nguyệt, rán trong chảo dầu cho đến khi chín tới. Có hai loại bánh xèo là bánh xèo giòn và bánh xèo dai, tùy sở thích của khách hàng mà người bán sẽ chế biến món bánh theo từng kiểu.7. Bánh bò
Bánh bò phổ biến ở miền Trung và Nam Việt Nam. Bánh làm từ bột gạo, nước, đường và men. Bánh bò có rất nhiều cách chế biến, thông thường có các cách: bánh bò nướng, bánh bò hấp, bánh bò sữa, bánh bò dừa... mỗi cách chế biến đều tạo ra hương vị khác nhau nhưng đều thơm ngon khó cưỡng.8. Bánh tiêu
Bánh tiêu làm từ bột mỳ cùng với đường, vừng trắng (mè) và rán bằng chảo ngập dầu nóng. Bánh cần ăn nóng, nên chỉ khi nào có khách hỏi người bán hàng mới rán cho nóng, giòn. Bánh tiêu ngọt nhẹ, thơm ngậy, bùi bùi bởi những hạt vừng (mè) bám trên bề mặt. Bánh căng phồng, ăn dai dai hấp dẫn.9. Bánh bột lọc
Bánh bột lọc là món đặc sản của người dân miền Trung. Bánh được làm bằng bột sắn (khoai mì) hoặc bột năng. Bánh nhỏ tầm hai đốt ngón tay, được cuộn thành hình bán nguyệt. Bánh có màu trong suốt có thể nhìn thấy được nhân bên trong – một con tôm bóc vỏ đỏ tươi. Bánh vừa làm xong, rắc lên một chút hành, ăn với nước chấm, rau mùi sẽ tạo nên một thứ hương vị độc đáo, pha trộn lẫn nhau rất thú vị.10. Bánh cuốn
Bánh cuốn Hà Nội nổi tiếng nhất là ở đất Thanh Trì. Đây là một món ăn chơi khá cầu kỳ của người dân Hà thành. Bánh làm từ bột gạo xay mịn, tráng trên lớp vải mỏng căng ngang nồi nước đun sôi sùng sục, rắc thêm một chút thịt băm, mộc nhĩ thái nhuyễn, rồi nhanh tay cuốn lại kẻo bánh nát. Bánh cuốn dai dai, rắc thêm một chút hành phi, ăn kèm nước mắm và dưa góp.
1. Bánh chưng/ bánh tét
Bánh chưng (bánh tét) cùng với bánh dày là hai loại bánh không thể thiếu ở bất cứ đâu trên đất nước Việt Nam mỗi dịp Tết đến, xuân về. Những chiếc bánh dân dã thơm ngon này gói lá dong xanh mướt, đòn bánh tét tròn lẳn gợi lên cảm giác ấm cúng, no đủ cho năm mới. Bánh được làm từ gạo nếp, nhân đậu xanh, thịt lợn, khi ăn bánh thường ăn kèm với hành, kiệu muối.
2. Bánh nướng/ bánh dẻo
Bánh nướng, bánh dẻo là món quà ý nghĩa cho người thân mỗi dịp trung thu. Bánh nướng thường đóng hình vuông, trên mặt bánh là hình hoa cúc đặc trưng cho mùa thu, được nướng đến vàng ươm, còn bánh dẻo làm bằng bột nếp đồ chín, có màu trắng tinh, thường đóng hình tròn, trên mặt bánh ép hình đóa sen như dấu hiệu mùa hè còn sót lại. Nhân bánh thường rất đa dạng: từ bánh chay, đến nhân ngọt, nhân mặn, nhân thập cẩm... Ăn bánh trung thu, uống trà, ngắm trăng, nói vài ba câu chuyện, chính là nét văn hóa truyền thống của Việt Nam.
3. Bánh cốm
Hà Nội vào thu thường có những hàng cốm rong trên khắp các nẻo đường, từng bọc cốm xanh mướt gói trong lá sen tươi mang đến hương vị đồng quê thoang thoảng. Từ những hạt cốm ấy, người ta chế biến ra món bánh cốm. Cốm được xào với đường cho đến khi nhuyễn, sau đó bọc lại cất kín, nhân bánh là đậu xanh xào đường bở tơi, bùi bùi ngọt ngọt, thêm vài sợi dừa nạo trắng tinh, bên ngoài là lớp vỏ bánh được làm từ cốm xao khi nãy. Ai may mắn được đến Hà Nội mùa thu, đều muốn ra hàng Than mua một vài cặp bánh cốm về làm quà.
4. Bánh tôm
Bánh tôm Hồ Tây lại là một đặc sản của Hà Nội được rất nhiều du khách ưa thích. Bên trên lớp vỏ bánh vàng xuộm vừa rán xong là một, hai con tôm đỏ tươi, căng bóng. Bánh ăn kèm với nước chấm chua ngọt và rau sống, vị beo béo, ngọt ngọt của bánh và tôm quyện với vị đậm đà của nước chấm mang đến cho món ăn phong vị đặc sắc không đâu có được.
5. Bánh gai
Những chiếc bánh gai làm bằng bột nếp trộn với bôt của cây gai nên có màu đen nhánh là đặc sản của miền đất Hải Dương. Bao bọc bên trong lớp vỏ ngoài ấn tượng là lớp nhân đậu xanh giã nhuyễn với dừa nạo sợi, mứt bí, hạt sen. Bánh được gói trong lá chuối khô nên khi mở ra ngào ngạt mùi thơm của cây gai cùng với mùi thơm của lá chuối.
6. Bánh xèo
Bánh xèo có một lớp bột vàng ươm bên ngoài, bên trong là nhân tôm, thịt băm , giá đỗ. Khi chế biến, cuộn bánh thành hình bán nguyệt, rán trong chảo dầu cho đến khi chín tới. Có hai loại bánh xèo là bánh xèo giòn và bánh xèo dai, tùy sở thích của khách hàng mà người bán sẽ chế biến món bánh theo từng kiểu.
7. Bánh bò
Bánh bò phổ biến ở miền Trung và Nam Việt Nam. Bánh làm từ bột gạo, nước, đường và men. Bánh bò có rất nhiều cách chế biến, thông thường có các cách: bánh bò nướng, bánh bò hấp, bánh bò sữa, bánh bò dừa... mỗi cách chế biến đều tạo ra hương vị khác nhau nhưng đều thơm ngon khó cưỡng.
8. Bánh tiêu
Bánh tiêu làm từ bột mỳ cùng với đường, vừng trắng (mè) và rán bằng chảo ngập dầu nóng. Bánh cần ăn nóng, nên chỉ khi nào có khách hỏi người bán hàng mới rán cho nóng, giòn. Bánh tiêu ngọt nhẹ, thơm ngậy, bùi bùi bởi những hạt vừng (mè) bám trên bề mặt. Bánh căng phồng, ăn dai dai hấp dẫn.
9. Bánh bột lọc
Bánh bột lọc là món đặc sản của người dân miền Trung. Bánh được làm bằng bột sắn (khoai mì) hoặc bột năng. Bánh nhỏ tầm hai đốt ngón tay, được cuộn thành hình bán nguyệt. Bánh có màu trong suốt có thể nhìn thấy được nhân bên trong – một con tôm bóc vỏ đỏ tươi. Bánh vừa làm xong, rắc lên một chút hành, ăn với nước chấm, rau mùi sẽ tạo nên một thứ hương vị độc đáo, pha trộn lẫn nhau rất thú vị.
10. Bánh cuốn
Bánh cuốn Hà Nội nổi tiếng nhất là ở đất Thanh Trì. Đây là một món ăn chơi khá cầu kỳ của người dân Hà thành. Bánh làm từ bột gạo xay mịn, tráng trên lớp vải mỏng căng ngang nồi nước đun sôi sùng sục, rắc thêm một chút thịt băm, mộc nhĩ thái nhuyễn, rồi nhanh tay cuốn lại kẻo bánh nát. Bánh cuốn dai dai, rắc thêm một chút hành phi, ăn kèm nước mắm và dưa góp.