Tôm mua về không chế biến ngay. Tôm tươi thường rất nhanh hỏng, do vậy bạn nên cố gắng chế biến chúng ngay khi mua về. Để càng lâu, tôm càng dễ chết, khiến món ăn không tươi ngon như mong đợi. Trường hợp để quá 24 giờ, tôm sẽ không còn đảm bảo để làm món ăn.
Nếu không thể mua được tôm tươi vừa đánh bắt, buộc phải chọn tôm ướp đá thì cần tránh tôm có mùi lạ, thân bắt đầu mềm nhũn, đầu tôm dễ tách khỏi mình, màu chuyển màu sẫm, có nhiều nhớt.
Không rã đông tôm trước khi nấu ăn. Để đảm bảo tôm tươi lâu sau đánh bắt, người dân làm lạnh và bày bán. Việc không rã đông tôm mà đem chế biến ngay dễ khiến món ăn không ngon. Cụ thể, tôm đông lạnh có nhiệt độ thấp, khi rang, nướng đột ngột khiến lượng nhiệt trong môi trường nấu ăn khó có thể đồng đều, khiến món ăn dở sống dở chín.
Để rã đông an toàn, bạn có thể đưa tôm vào chiếc bát nhỏ, xả nhẹ dưới vòi nước lạnh vài phút là được.
Dùng dao để cắt râu tôm. Dù dao vô cùng sắc bén cũng không hợp để cắt tôm bởi nó dễ khiến tôm bị nát, nham nhở. Thay vào đó, lựa chọn một chiếc kéo nhỏ là bạn có thể cắt bỏ lớp râu, chân tôm một cách dễ dàng. Bỏ đầu, vỏ tôm khi chế biến. Với những chú tôm nhỏ, cỡ trung, bạn nên để phần đầu và vỏ tôm để nấu ăn. Món ăn giữ nguyên phần vỏ và đầu thường có hương vị hấp dẫn hơn. Trường hợp tôm quá cỡ, bạn có thể loại bỏ phần đầu, vỏ song nên giữ lại để nấu cùng các loại rau. Món ăn sẽ tuyệt ngon khi có mùi thơm nhẹ từ tôm.
Quên cho gia vị vào tôm. Ngay cả khi luộc, bỏ qua gia vị sẽ khiến món ăn khó có được vị đậm đà. Tốt nhất, bạn nên ướp gia vị đầy đủ trước khi nấu để tôm có thể ngấm đều.
Chế biến tôm quá chín. Không chỉ riêng tôm, nhiều món ăn chỉ ngon khi vừa chín tới. Quá trình rang khiến món ăn khô quắt, xoắn thành hình tròn dễ khiến tôm trở nên bã, dai chứ không giòn và đậm nước.
Tôm mua về không chế biến ngay. Tôm tươi thường rất nhanh hỏng, do vậy bạn nên cố gắng chế biến chúng ngay khi mua về. Để càng lâu, tôm càng dễ chết, khiến món ăn không tươi ngon như mong đợi. Trường hợp để quá 24 giờ, tôm sẽ không còn đảm bảo để làm món ăn.
Nếu không thể mua được tôm tươi vừa đánh bắt, buộc phải chọn tôm ướp đá thì cần tránh tôm có mùi lạ, thân bắt đầu mềm nhũn, đầu tôm dễ tách khỏi mình, màu chuyển màu sẫm, có nhiều nhớt.
Không rã đông tôm trước khi nấu ăn. Để đảm bảo tôm tươi lâu sau đánh bắt, người dân làm lạnh và bày bán. Việc không rã đông tôm mà đem chế biến ngay dễ khiến món ăn không ngon. Cụ thể, tôm đông lạnh có nhiệt độ thấp, khi rang, nướng đột ngột khiến lượng nhiệt trong môi trường nấu ăn khó có thể đồng đều, khiến món ăn dở sống dở chín.
Để rã đông an toàn, bạn có thể đưa tôm vào chiếc bát nhỏ, xả nhẹ dưới vòi nước lạnh vài phút là được.
Dùng dao để cắt râu tôm. Dù dao vô cùng sắc bén cũng không hợp để cắt tôm bởi nó dễ khiến tôm bị nát, nham nhở. Thay vào đó, lựa chọn một chiếc kéo nhỏ là bạn có thể cắt bỏ lớp râu, chân tôm một cách dễ dàng.
Bỏ đầu, vỏ tôm khi chế biến. Với những chú tôm nhỏ, cỡ trung, bạn nên để phần đầu và vỏ tôm để nấu ăn. Món ăn giữ nguyên phần vỏ và đầu thường có hương vị hấp dẫn hơn. Trường hợp tôm quá cỡ, bạn có thể loại bỏ phần đầu, vỏ song nên giữ lại để nấu cùng các loại rau. Món ăn sẽ tuyệt ngon khi có mùi thơm nhẹ từ tôm.
Quên cho gia vị vào tôm. Ngay cả khi luộc, bỏ qua gia vị sẽ khiến món ăn khó có được vị đậm đà. Tốt nhất, bạn nên ướp gia vị đầy đủ trước khi nấu để tôm có thể ngấm đều.
Chế biến tôm quá chín. Không chỉ riêng tôm, nhiều món ăn chỉ ngon khi vừa chín tới. Quá trình rang khiến món ăn khô quắt, xoắn thành hình tròn dễ khiến tôm trở nên bã, dai chứ không giòn và đậm nước.