Sử dụng nồi quá nhỏ. Đây có lẽ là thiếu sót phổ biến nhất khi nấu mì. Việc bỏ mì hoặc nui vào nồi quá nhỏ, nước không đủ sẽ làm nhiệt độ hạ thấp. Chị em cần mất thời gian lâu hơn để nước sôi trở lại khiến mì, nui dễ bị bết dính vào nhau. Thay vào đó, bạn nên dùng một chiếc nồi lớn, ước chừng khoảng 4 – 6 lít nước cho khoảng gần 500g mì là được.Nêm thêm dầu. Một vài chị em cho rằng thêm chút dầu ô liu hoặc các loại dầu tương tự sẽ góp phần khiến sợi mì không bị dính bết vào nhau. Thực tế, dầu không hề mang lại tác dụng này. Bạn chỉ cần “căn” đúng lượng nước, tra muối và khuấy mì thường xuyên để chúng không có cơ hội dính vào nhau. Quên thêm muối vào nước luộc mì. Lượng muối lớn đi vào cơ thể không hề có lợi. Tuy nhiên, một nhúm muối nhỏ tra vào nồi có tác dụng giúp mì không bị nhầy nhụa, bục nát.
Điều đặc biệt, mì ống có xu hướng chỉ hấp thu một lượng muối rất nhỏ được nêm vào. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng sợi mì cũng như sức khỏe mình.
Cho thêm nước, mì ống vào nồi khi đang luộc. Nguyên tắc để sợi mì mềm, chín đều là được chế biến cùng thời điểm trong nước sôi. Nếu chẳng may bạn muốn luộc thêm chút mì, tuyệt đối không cho ngay vào nồi mà nên đợi mẻ sau. Tương tự, nếu thấy lượng nước trong nồi quá ít, không nên đổ thêm nước lạnh vào mà nên vớt bớt mì ra để cải thiện.
Lười khuấy mì khi nấu ăn. Nhiều người viện cớ khuấy đảo bằng đũa dễ khiến sợi mì bị đứt đoạn. Trái lại, việc ngồi yên không mang lại hiệu quả như mong đợi. Thậm chí, nó còn khiến sợi mì khó có thể chín đều cũng như dễ dính chặt vào nhau.Luộc mì quá lâu. Không riêng mì, tất cả các món ăn chỉ ngon khi vừa chín tới. Thật vậy, mẻ mì luộc quá tay dễ bị nát nhừ, mất đi hình dáng tròn tròn, thon dài vốn có. Thậm chí, bạn có thể phải nhận thành quả là một nồi mì đặc quánh, không phân biệt sợi và vô cùng khó nuốt.
Rửa mì sau khi nấu. 51% người được hỏi cho biết có dùng nước lạnh để rửa mì sau khi nấu. Họ tin rằng nước lạnh dễ khiến sợi mì săn lại, dai ngon hơn. Thực tế, thói quen này không hề có lợi cho sức khỏe bởi lớp tinh bột của món ăn dễ dàng bị cuốn theo dòng nước.
Lọc mì trực tiếp xuống bồn rửa. Quá vội, không kịp lấy dụng cụ lọc mì, nhiều người thường bê nguyên nồi mì đổ trực tiếp xuống bồn rửa chén. Theo cách này, lượng mì nhanh chóng vơi đi do dễ theo dòng nước chảy tuột xuống đường ống bồn rửa.
Sử dụng nồi quá nhỏ. Đây có lẽ là thiếu sót phổ biến nhất khi nấu mì. Việc bỏ mì hoặc nui vào nồi quá nhỏ, nước không đủ sẽ làm nhiệt độ hạ thấp. Chị em cần mất thời gian lâu hơn để nước sôi trở lại khiến mì, nui dễ bị bết dính vào nhau. Thay vào đó, bạn nên dùng một chiếc nồi lớn, ước chừng khoảng 4 – 6 lít nước cho khoảng gần 500g mì là được.
Nêm thêm dầu. Một vài chị em cho rằng thêm chút dầu ô liu hoặc các loại dầu tương tự sẽ góp phần khiến sợi mì không bị dính bết vào nhau. Thực tế, dầu không hề mang lại tác dụng này. Bạn chỉ cần “căn” đúng lượng nước, tra muối và khuấy mì thường xuyên để chúng không có cơ hội dính vào nhau.
Quên thêm muối vào nước luộc mì. Lượng muối lớn đi vào cơ thể không hề có lợi. Tuy nhiên, một nhúm muối nhỏ tra vào nồi có tác dụng giúp mì không bị nhầy nhụa, bục nát.
Điều đặc biệt, mì ống có xu hướng chỉ hấp thu một lượng muối rất nhỏ được nêm vào. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng sợi mì cũng như sức khỏe mình.
Cho thêm nước, mì ống vào nồi khi đang luộc. Nguyên tắc để sợi mì mềm, chín đều là được chế biến cùng thời điểm trong nước sôi. Nếu chẳng may bạn muốn luộc thêm chút mì, tuyệt đối không cho ngay vào nồi mà nên đợi mẻ sau. Tương tự, nếu thấy lượng nước trong nồi quá ít, không nên đổ thêm nước lạnh vào mà nên vớt bớt mì ra để cải thiện.
Lười khuấy mì khi nấu ăn. Nhiều người viện cớ khuấy đảo bằng đũa dễ khiến sợi mì bị đứt đoạn. Trái lại, việc ngồi yên không mang lại hiệu quả như mong đợi. Thậm chí, nó còn khiến sợi mì khó có thể chín đều cũng như dễ dính chặt vào nhau.
Luộc mì quá lâu. Không riêng mì, tất cả các món ăn chỉ ngon khi vừa chín tới. Thật vậy, mẻ mì luộc quá tay dễ bị nát nhừ, mất đi hình dáng tròn tròn, thon dài vốn có. Thậm chí, bạn có thể phải nhận thành quả là một nồi mì đặc quánh, không phân biệt sợi và vô cùng khó nuốt.
Rửa mì sau khi nấu. 51% người được hỏi cho biết có dùng nước lạnh để rửa mì sau khi nấu. Họ tin rằng nước lạnh dễ khiến sợi mì săn lại, dai ngon hơn. Thực tế, thói quen này không hề có lợi cho sức khỏe bởi lớp tinh bột của món ăn dễ dàng bị cuốn theo dòng nước.
Lọc mì trực tiếp xuống bồn rửa. Quá vội, không kịp lấy dụng cụ lọc mì, nhiều người thường bê nguyên nồi mì đổ trực tiếp xuống bồn rửa chén. Theo cách này, lượng mì nhanh chóng vơi đi do dễ theo dòng nước chảy tuột xuống đường ống bồn rửa.