Sâu bướm (Australia). Bắt nguồn từ nhu cầu khỏa lấp cơn đói của thổ dân. Dần dần, sâu bướm trở thành món nhậu khoái khẩu được phục vụ trong các nhà hàng sang trọng tại Australia. Bất chấp thân hình mập mạp của chúng, thực khách sẵn sàng nhai sống những chú sâu bướm và cảm nhận vị ngầy ngậy giống như món trứng tráng.
Cầu gai. Cầu gai còn được biết đến với tên gọi nhum hay nhím biển bởi hình dạng xấu xí, gai tua tủa như loài nhím. Khi thưởng thức, người ta thường ăn sống với cải bẹ xanh, mù tạt hoặc nấu cháo, nướng mỡ hành.
Bạch tuộc sống (Hàn Quốc, Nhật Bản). Thay vì làm chín, người Hàn Quốc, Nhật Bản vô cùng hứng khởi với thú ăn bạch tuộc sống. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận vị nhớp nháp từ chiếc xúc tu cùng chú bạch tuộc liên tục giãy dụa, cố gắng bám víu vào xung quanh. Chính sự phản kháng kịch liệt này khiến người ăn gặp nguy hiểm khi chẳng may dính xúc tu ở miệng, cổ họng. Sò huyết. Không chỉ sống sít, sò huyết còn kích thích trí tưởng tượng nhiều thực khách bởi màu đỏ tươi khi thưởng thức. Thông thường, đầu bếp chỉ làm chín sò sơ qua bằng nước sôi chừng 20 giây để người ăn dễ dàng cảm nhận vị ngọt, béo ngậy từ đặc sản. Dù vậy, các chuyên gia sức khỏe cảnh báo, ăn sò huyết có khả năng gây ra 14-16% chứng viêm gan. Kiến ướp lạnh (Đan Mạch). Một nhà hàng tại Copenhagen khiến khách hàng vô cùng thích thú khi phục vụ món salad kiến ướp lạnh. Ngoài các nguyên liệu thường thấy, món salad đặc biệt còn có thêm những chú kiến được ướp lạnh nhằm mang lại hương vị độc đáo. Dơi. Dơi hoa quả được tiêu thụ ở nhiều nước châu Á như Guam, Singapore, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Món ăn từ dơi hấp dẫn nhờ ít chất béo, giàu đạm và có vị tương tự như thịt gà. Tuy nhiên, ấn tượng hơn cả là cách thưởng thức dơi của người dân đảo Guam. Tại đây, người ta chỉ rửa sạch, nhúng dơi với nước sôi rồi ăn cùng với sữa dừa.
Sashimi ếch (Nhật). Những con ếch chỉ được sơ chế trong nhà bếp bằng cách lột da, bỏ nội tạng rồi cứ như vậy thưởng thức sống. Khi mang lên phục vụ khách, nó vẫn ngồi chồm hỗm trên đĩa đá lạnh, hai mắt chớp chớp khiến không ít người rùng mình.
Tôm say rượu. Là món ăn phổ biến ở Chiết Giang, Trung Quốc. Để có được những con tôm ngà ngà say, người ta làm sạch rồi cho tôm ngâm vào tô chứa đầy rượu, ớt, dấm và tỏi. Thực khách có thể ăn trực tiếp những chú tôm tươi sống hoặc dùng lửa đốt rượu làm chín tái.
Đậu hũ cá chình (Nhật Bản). Món ăn được biết đến với tên gọi Tofu Hell có nguyên liệu là những chú cá chình nhỏ li ti. Sau khi làm sạch, cá được cho vào dấm và một miếng đậu phụ rồi tăng dần nhiệt độ. Đợi đến khi cá chui vào đậu phụ tránh nóng thì người ta bắt đầu thưởng thức một cách ngon lành.
Casu marzu. Casu marzu phổ biến ở Sardina, Italy. Nó được làm từ sữa cừu lên men nhờ vi khuẩn piophila. Món ăn vô cùng độc đáo với những chú giòi bò lổm ngổm trên bề mặt cũng như mùi vị khủng khiếp. Gần đây, casu marzu bị cấm bởi chúng có khả năng gây ra những vẫn đề sức khỏe nghiêm trọng như nôn mửa, tiêu chảy.
Sâu bướm (Australia). Bắt nguồn từ nhu cầu khỏa lấp cơn đói của thổ dân. Dần dần, sâu bướm trở thành món nhậu khoái khẩu được phục vụ trong các nhà hàng sang trọng tại Australia. Bất chấp thân hình mập mạp của chúng, thực khách sẵn sàng nhai sống những chú sâu bướm và cảm nhận vị ngầy ngậy giống như món trứng tráng.
Cầu gai. Cầu gai còn được biết đến với tên gọi nhum hay nhím biển bởi hình dạng xấu xí, gai tua tủa như loài nhím. Khi thưởng thức, người ta thường ăn sống với cải bẹ xanh, mù tạt hoặc nấu cháo, nướng mỡ hành.
Bạch tuộc sống (Hàn Quốc, Nhật Bản). Thay vì làm chín, người Hàn Quốc, Nhật Bản vô cùng hứng khởi với thú ăn bạch tuộc sống. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận vị nhớp nháp từ chiếc xúc tu cùng chú bạch tuộc liên tục giãy dụa, cố gắng bám víu vào xung quanh. Chính sự phản kháng kịch liệt này khiến người ăn gặp nguy hiểm khi chẳng may dính xúc tu ở miệng, cổ họng.
Sò huyết. Không chỉ sống sít, sò huyết còn kích thích trí tưởng tượng nhiều thực khách bởi màu đỏ tươi khi thưởng thức. Thông thường, đầu bếp chỉ làm chín sò sơ qua bằng nước sôi chừng 20 giây để người ăn dễ dàng cảm nhận vị ngọt, béo ngậy từ đặc sản. Dù vậy, các chuyên gia sức khỏe cảnh báo, ăn sò huyết có khả năng gây ra 14-16% chứng viêm gan.
Kiến ướp lạnh (Đan Mạch). Một nhà hàng tại Copenhagen khiến khách hàng vô cùng thích thú khi phục vụ món salad kiến ướp lạnh. Ngoài các nguyên liệu thường thấy, món salad đặc biệt còn có thêm những chú kiến được ướp lạnh nhằm mang lại hương vị độc đáo.
Dơi. Dơi hoa quả được tiêu thụ ở nhiều nước châu Á như Guam, Singapore, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Món ăn từ dơi hấp dẫn nhờ ít chất béo, giàu đạm và có vị tương tự như thịt gà. Tuy nhiên, ấn tượng hơn cả là cách thưởng thức dơi của người dân đảo Guam. Tại đây, người ta chỉ rửa sạch, nhúng dơi với nước sôi rồi ăn cùng với sữa dừa.
Sashimi ếch (Nhật). Những con ếch chỉ được sơ chế trong nhà bếp bằng cách lột da, bỏ nội tạng rồi cứ như vậy thưởng thức sống. Khi mang lên phục vụ khách, nó vẫn ngồi chồm hỗm trên đĩa đá lạnh, hai mắt chớp chớp khiến không ít người rùng mình.
Tôm say rượu. Là món ăn phổ biến ở Chiết Giang, Trung Quốc. Để có được những con tôm ngà ngà say, người ta làm sạch rồi cho tôm ngâm vào tô chứa đầy rượu, ớt, dấm và tỏi. Thực khách có thể ăn trực tiếp những chú tôm tươi sống hoặc dùng lửa đốt rượu làm chín tái.
Đậu hũ cá chình (Nhật Bản). Món ăn được biết đến với tên gọi Tofu Hell có nguyên liệu là những chú cá chình nhỏ li ti. Sau khi làm sạch, cá được cho vào dấm và một miếng đậu phụ rồi tăng dần nhiệt độ. Đợi đến khi cá chui vào đậu phụ tránh nóng thì người ta bắt đầu thưởng thức một cách ngon lành.
Casu marzu. Casu marzu phổ biến ở Sardina, Italy. Nó được làm từ sữa cừu lên men nhờ vi khuẩn piophila. Món ăn vô cùng độc đáo với những chú giòi bò lổm ngổm trên bề mặt cũng như mùi vị khủng khiếp. Gần đây, casu marzu bị cấm bởi chúng có khả năng gây ra những vẫn đề sức khỏe nghiêm trọng như nôn mửa, tiêu chảy.