Khi chọn nguyên liệu, chú ý chọn những củ to, cầm thấy nặng tay, lành lặn, vỏ trơn nhẵn. Tuyệt đối không lấy những củ da có màu xanh bởi rất có thể trong chúng chứa chất độc, không có lợi cho sức khỏe. Khi sơ chế khoai, bạn nên dùng loại dao lượn sóng để thái. Bằng cách này, lát khoai không chỉ đẹp mắt mà diện tích bề mặt tiếp xúc của chúng với dầu nhiều hơn khiến khoai dễ có độ giòn như mong đợi. Sau khi sơ chế, ngâm khoai tây vào hỗn hợp nước lạnh, muối và một chút soda. Nước lạnh kết hợp với nước giải khát giúp món ăn giòn hơn trong khi muối giúp khoai tây không cứng, khó nát. Các bà nội trợ cũng có thể khiến món ăn giòn bằng cách ngâm trong nước lạnh (nước đá càng tốt), sau đó tiếp tục ngâm trong nước lạnh đã pha muối khoảng 15 – 20 phút để làm sạch nhựa rồi vớt ra, để ráo nước.
Ngoài việc tận dụng muối, bạn có thể lựa chọn dấm để pha với nước ngâm khoảng 10 – 30 phút. Tuy nhiên, không nên đổ quá nhiều dấm, như vậy sẽ làm hỏng khoai. Bạn chỉ cần pha sao cho nước có vị hơi chua là được.
Một cách khác khiến món ăn trở nên giòn hơn là luộc khoai sơ qua với nước muối loãng. Cách này vừa tiết kiệm được thời gian rán mà khoai tây vẫn giữ được độ giòn ngon, hấp dẫn. Để khoai chín đều và giòn, các bà nội trợ còn cần phải chiên ngập dầu, để lửa to vừa phải. Tiết kiệm dầu lúc này chỉ khiến khoai không ngấm đều; dễ bị sống, sượng. Đặc biệt, khoai chiên xong cần nhanh chóng cho vào đĩa có lót giấy ăn khô. Lớp khăn này có tác dụng thấm hết lớp dầu còn sót lại, khiến lát khoai tây không bị mềm.
Khi chọn nguyên liệu, chú ý chọn những củ to, cầm thấy nặng tay, lành lặn, vỏ trơn nhẵn. Tuyệt đối không lấy những củ da có màu xanh bởi rất có thể trong chúng chứa chất độc, không có lợi cho sức khỏe.
Khi sơ chế khoai, bạn nên dùng loại dao lượn sóng để thái. Bằng cách này, lát khoai không chỉ đẹp mắt mà diện tích bề mặt tiếp xúc của chúng với dầu nhiều hơn khiến khoai dễ có độ giòn như mong đợi.
Sau khi sơ chế, ngâm khoai tây vào hỗn hợp nước lạnh, muối và một chút soda. Nước lạnh kết hợp với nước giải khát giúp món ăn giòn hơn trong khi muối giúp khoai tây không cứng, khó nát.
Các bà nội trợ cũng có thể khiến món ăn giòn bằng cách ngâm trong nước lạnh (nước đá càng tốt), sau đó tiếp tục ngâm trong nước lạnh đã pha muối khoảng 15 – 20 phút để làm sạch nhựa rồi vớt ra, để ráo nước.
Ngoài việc tận dụng muối, bạn có thể lựa chọn dấm để pha với nước ngâm khoảng 10 – 30 phút. Tuy nhiên, không nên đổ quá nhiều dấm, như vậy sẽ làm hỏng khoai. Bạn chỉ cần pha sao cho nước có vị hơi chua là được.
Một cách khác khiến món ăn trở nên giòn hơn là luộc khoai sơ qua với nước muối loãng. Cách này vừa tiết kiệm được thời gian rán mà khoai tây vẫn giữ được độ giòn ngon, hấp dẫn.
Để khoai chín đều và giòn, các bà nội trợ còn cần phải chiên ngập dầu, để lửa to vừa phải. Tiết kiệm dầu lúc này chỉ khiến khoai không ngấm đều; dễ bị sống, sượng.
Đặc biệt, khoai chiên xong cần nhanh chóng cho vào đĩa có lót giấy ăn khô. Lớp khăn này có tác dụng thấm hết lớp dầu còn sót lại, khiến lát khoai tây không bị mềm.