Dân tộc Mông trên Cao nguyên đá Đồng Văn chuẩn bị đón Tết cổ truyền với những chiếc bánh dày, chai rượu ngô được bày trang trọng trên mâm cỗ cúng tất niên cùng với gà trống sống đã được cắt tiết. Trên bàn thờ lúc này không thể thiếu một nhúm lông gà có tẩm tiết gà dán vào mảnh giấy, rồi tất cả đem dán trên bờ tường - nơi mà đồng bào Mông quan niệm đó là chỗ trú ngụ của thần linh.Những bữa cúng sau, gia chủ sẽ cúng thần linh bằng thịt gà hay thịt lợn đã được luộc chín. Trong 3 ngày Tết cổ truyền, mỗi gia đình Mông thường cắt, trổ giấy thành hình đồng tiền cổ như hình tròn đồng tâm, hình quả trám... Các họa tiết này được dán ở cột nhà, cửa ra vào và bàn thờ gia đình cầu mong mọi điều tốt lành. Ảnh:Dantocthieusovn.Dân tộc Thổ. Vào đêm 30 tháng Chạp, người Thổ sửa soạn 01 cỗ xôi gà, trà, rượu; tùy điều kiện từng gia đình bổ sung thêm thịt trâu, thịt bò; hoa quả, kẹo, bánh (không có bánh chưng) đặt lên bàn thờ để cúng mời tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu. Sáng mồng một tổ chức ăn Tết, có: xôi, gà và chuẩn bị được cái gì thì đặt lên bàn thờ cúng gia tiên, sau lễ cúng cả gia đình sum vầy, tổ chức ăn Tết chúc phúc cho nhau.Dịp Tết, người Thổ chỉ mời một số người cao niên, trưởng họ, người uy tín trong làng đến ăn Tết cùng gia đình chứ không mời đại trà cả làng; một điểm khác nữa đến sáng mồng hai người Thổ mới dâng lên tổ tiên các loại bánh chưng, bánh tét, bánh rán... thay mâm cỗ xôi gà. Đến sáng mồng ba Tết thì soạn 01 mâm xôi gà để cúng tiễn tổ tiên trở về chốn cũ.Dân tộc Kh’Mú làm lễ cúng mời các thần linh, tổ tiên trong rẫy về nhà để ăn Tết cùng gia đình, gọi là lễ “Pưng grưn”: lễ gồm 02 con gà, 02 vò rượu cần, xôi. Sau khi cúng xong cả gia đình cùng ăn tại chòi lá. Trong lễ “gơ rơ”, theo Ông Mong Hợi ở Tương Dương cho biết, ngoài nếp mới mỗi gia đình phải chuẩn bị đầy đủ các món mọc: cá, sóc, chuột, dúi; luộc chín các loại khoai tím, khoai vàng, khoai trắng, khoai sọ, bí xanh cùng với chuối, mía.Tất cả các món được bày trong một mâm và phải chuẩn bị đủ 04 loại rượu cần: nếp, sắn, ngô, dong giềng để cúng tại nhà, với ý nghĩa: trước hết mời tổ tiên, thứ hai để trả ơn các thần linh đã phù hộ mưa thuận, gió hòa và cầu mong cho năm tới cho mùa bội thu, bản làng yên ấm. Sau khi cúng xong thì gia đình bổ sung thêm các loại thịt và món ăn khác để mời cả làng và anh em ở xa đến cùng ăn, vui, hát tơm đối đáp, đánh cồng chiêng để nhảy múa theo hai điệu nhẩy truyền thống. Ảnh: Dantonviet.Dân tộc Pa Cô. Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi gia đình để tổ chức Tết to hay nhỏ. Những hộ khá giả thì mổ lợn, còn các gia đình khó khăn thì cũng phải kiếm con gà để cúng trời đất. Dân tộc Pako có hai cái Tết, một mừng lúa mới sau đó mới đến Tết toàn dân. Mâm cơm cúng Tết của bà con Pa Cô có đầy đủ rượu, thịt, xôi và các loại bánh trái.Các loại bánh đặc trưng của bà con Pa Cô - Vân Kiều, thứ không thể thiếu trong dịp Tết đó là bánh Beng, Acoắt, Aduh…Tất cả các loại bánh này đều được làm bằng gạo nếp nấu chín, sau đó đem giã nhuyễn cùng với mè đen, muối chứ không có nhân thịt như người Kinh.
Dân tộc Mông trên Cao nguyên đá Đồng Văn chuẩn bị đón Tết cổ truyền với những chiếc bánh dày, chai rượu ngô được bày trang trọng trên mâm cỗ cúng tất niên cùng với gà trống sống đã được cắt tiết. Trên bàn thờ lúc này không thể thiếu một nhúm lông gà có tẩm tiết gà dán vào mảnh giấy, rồi tất cả đem dán trên bờ tường - nơi mà đồng bào Mông quan niệm đó là chỗ trú ngụ của thần linh.
Những bữa cúng sau, gia chủ sẽ cúng thần linh bằng thịt gà hay thịt lợn đã được luộc chín. Trong 3 ngày Tết cổ truyền, mỗi gia đình Mông thường cắt, trổ giấy thành hình đồng tiền cổ như hình tròn đồng tâm, hình quả trám... Các họa tiết này được dán ở cột nhà, cửa ra vào và bàn thờ gia đình cầu mong mọi điều tốt lành. Ảnh:Dantocthieusovn.
Dân tộc Thổ. Vào đêm 30 tháng Chạp, người Thổ sửa soạn 01 cỗ xôi gà, trà, rượu; tùy điều kiện từng gia đình bổ sung thêm thịt trâu, thịt bò; hoa quả, kẹo, bánh (không có bánh chưng) đặt lên bàn thờ để cúng mời tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu. Sáng mồng một tổ chức ăn Tết, có: xôi, gà và chuẩn bị được cái gì thì đặt lên bàn thờ cúng gia tiên, sau lễ cúng cả gia đình sum vầy, tổ chức ăn Tết chúc phúc cho nhau.
Dịp Tết, người Thổ chỉ mời một số người cao niên, trưởng họ, người uy tín trong làng đến ăn Tết cùng gia đình chứ không mời đại trà cả làng; một điểm khác nữa đến sáng mồng hai người Thổ mới dâng lên tổ tiên các loại bánh chưng, bánh tét, bánh rán... thay mâm cỗ xôi gà. Đến sáng mồng ba Tết thì soạn 01 mâm xôi gà để cúng tiễn tổ tiên trở về chốn cũ.
Dân tộc Kh’Mú làm lễ cúng mời các thần linh, tổ tiên trong rẫy về nhà để ăn Tết cùng gia đình, gọi là lễ “Pưng grưn”: lễ gồm 02 con gà, 02 vò rượu cần, xôi. Sau khi cúng xong cả gia đình cùng ăn tại chòi lá. Trong lễ “gơ rơ”, theo Ông Mong Hợi ở Tương Dương cho biết, ngoài nếp mới mỗi gia đình phải chuẩn bị đầy đủ các món mọc: cá, sóc, chuột, dúi; luộc chín các loại khoai tím, khoai vàng, khoai trắng, khoai sọ, bí xanh cùng với chuối, mía.
Tất cả các món được bày trong một mâm và phải chuẩn bị đủ 04 loại rượu cần: nếp, sắn, ngô, dong giềng để cúng tại nhà, với ý nghĩa: trước hết mời tổ tiên, thứ hai để trả ơn các thần linh đã phù hộ mưa thuận, gió hòa và cầu mong cho năm tới cho mùa bội thu, bản làng yên ấm. Sau khi cúng xong thì gia đình bổ sung thêm các loại thịt và món ăn khác để mời cả làng và anh em ở xa đến cùng ăn, vui, hát tơm đối đáp, đánh cồng chiêng để nhảy múa theo hai điệu nhẩy truyền thống. Ảnh: Dantonviet.
Dân tộc Pa Cô. Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi gia đình để tổ chức Tết to hay nhỏ. Những hộ khá giả thì mổ lợn, còn các gia đình khó khăn thì cũng phải kiếm con gà để cúng trời đất. Dân tộc Pako có hai cái Tết, một mừng lúa mới sau đó mới đến Tết toàn dân. Mâm cơm cúng Tết của bà con Pa Cô có đầy đủ rượu, thịt, xôi và các loại bánh trái.
Các loại bánh đặc trưng của bà con Pa Cô - Vân Kiều, thứ không thể thiếu trong dịp Tết đó là bánh Beng, Acoắt, Aduh…Tất cả các loại bánh này đều được làm bằng gạo nếp nấu chín, sau đó đem giã nhuyễn cùng với mè đen, muối chứ không có nhân thịt như người Kinh.