Ngoài lượng phù sa tưới mát cho những cánh đồng thêm màu mỡ, rửa sạch đồng bãi, cuốn trôi phèn mặn, mùa nước nổi còn đem đến nguồn tôm cá dồi dào và những sản vật khác nhiều vô số kể chỉ có riêng miền đồng bằng sông nước.Cá lăng kho khóm. Cá lăng là loại cá da trơn, sống nơi tầng đáy môi trường nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long, xuất hiện nhiều vào mùa nước nổi. Khóm (trái thơm hay còn gọi là dứa) xắt miếng, xào qua với gia vị rồi bỏ ra đĩa.Cá lăng sau khi sơ chế được kho trên chảo phi hành tỏi, gia vị, sôi vài lần trên lửa liu riu, cho khóm vào, khi cá nứt da là chín. Cá lăng kho khóm thơm ngon, béo, ngọt ăn cùng cơm gạo mới mang đến cảm giác thân quen, gần gũi vùng sông nước. (Ảnh: Giadinh.net).Hương vị đặc trưng thứ hai của mùa nước nổi là món Mắm kho bông súng. Món ăn ngày xuất hiện từ chính nhu cầu hàng ngày của người dân nơi đây. Khi nước lên, người dân vùng sông nước không thể canh tác ruộng lúa bởi cánh đồng đã hoàn toàn ngập nước. Cá thì nhiều ăn không hết nhưng rau lại hiếm. Chính vì thế, người dân đã mày mò tìm cách chế biến cá thành mắm, lấy mắm này kho với bông súng - loài hoa mọc nhiều vào mùa nước tạo thành một món ăn rất hấp dẫn.Đầy đủ hơn thì sử dụng mắm này kho cùng thịt ba rọi, tép hoặc cà tím rồi ăn cùng với hoa bông súng thay cho rau. Đây là món ăn dân dã của người dân vùng sông nước, nhưng với hương vị đậm đà hấp dẫn món ăn dân dã đã thuyết phục nhiều khách du lịch khi đến tham quan vùng đất này từ nhiều năm qua. (Ảnh: Danviet). Cá rô đồng cuốn lá sen non là hương vị đặc trưng thứ ba của mùa nước nổi, món ăn này nổi tiếng nhất ở Đồng Tháp Mười bởi nơi đây bạt ngàn sen. Cách chế biến món này khá đơn giản, cá rô đồng sau khi bắt về rửa sạch thì đem thui rơm cho chín thơm. Lá sen để sử dụng phải chọn những lá sen non, nằm gọn trong lòng bàn tay, mép lá còn cuốn chặt, tươi rói chưa kịp xòe mở. (Ảnh: Dongthapinfo).Khi ăn, cá sẽ được gỡ làm đôi, đặt miếng cá vào giữa lá sen non, rắc thêm ít đậu phộng đã rang giòn, ít hành phi, cuộn chặt lại rồi chấm cùng nước mắm pha me. Đơn giản vậy thôi, nhưng ai đã từng được thưởng thức món ăn này sẽ không thể quen được vị béo thơm của cá rô đồng mùa nước nổi, vị thanh xen lẫn chút chát nhẹ của lá sen non và vị chua cay của nước chấm. Không cầu kỳ, không kiểu cách nhưng hương vị đặc trưng của vùng sông nước này đủ sức làm say lòng những vị khách khó tính nhất. (Ảnh: Donuongvietnam). Gỏi sầu đâu cá sặc. Lá non và hoa sầu đâu được rửa sạch nhúng qua nước sôi bớt đắng, sau đó để ráo nước. Dưa leo thái mỏng, thơm cắt nhỏ vừa ăn, xoài thái mỏng hoặc xắt sợi. Cá sặc khô đem nướng hoặc chiên xé nhỏ, thịt ba rọi luộc cũng được cắt nhỏ, tất cả nguyên liệu trộn với chút gia vị. (Ảnh: Sieuthixanh).Nước chấm là nước mắm me được chế biến đơn giản với nước me dầm đã bóc vỏ và đun sôi đến sệt, nêm nếm vừa ăn. Khi ăn món này cảm giác lúc đầu là vị đắng thanh kết hợp vị chua của nước chấm, càng nhai kĩ sẽ càng cảm nhận được vị ngọt của món gỏi sầu đâu. (Ảnh: Toibay).Cá lóc nướng trui cuốn lá sen non. Đã từng một lần đến Đồng Tháp thì khó mà quên được vị chan chát, nhân nhẩn của lá sen non ăn cùng với miếng cá lóc nướng chấm vào nước mắm me. Nhét một phần rơm xuống phần đầu cá và bụng, sau đó phủ rơm lên toàn bộ và đem nướng. (Ảnh: Dvtc).Người nướng phải biết cách nướng vừa đủ để cá chín tới, chín đều. Sau khi cá chín, dùng một bó rơm khô phủi sạch phần vảy cháy khét bên ngoài để lộ ra phần da chín vàng, thịt cá trắng nõn thơm lừng chấm cùng với muối ớt, nhâm nhi vài ly rượu và trò chuyện với bạn bè thì “đến thượng đế cũng phải thèm”. (Ảnh: Dongthaptourist).
Ngoài lượng phù sa tưới mát cho những cánh đồng thêm màu mỡ, rửa sạch đồng bãi, cuốn trôi phèn mặn, mùa nước nổi còn đem đến nguồn tôm cá dồi dào và những sản vật khác nhiều vô số kể chỉ có riêng miền đồng bằng sông nước.
Cá lăng kho khóm. Cá lăng là loại cá da trơn, sống nơi tầng đáy môi trường nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long, xuất hiện nhiều vào mùa nước nổi. Khóm (trái thơm hay còn gọi là dứa) xắt miếng, xào qua với gia vị rồi bỏ ra đĩa.
Cá lăng sau khi sơ chế được kho trên chảo phi hành tỏi, gia vị, sôi vài lần trên lửa liu riu, cho khóm vào, khi cá nứt da là chín. Cá lăng kho khóm thơm ngon, béo, ngọt ăn cùng cơm gạo mới mang đến cảm giác thân quen, gần gũi vùng sông nước. (Ảnh: Giadinh.net).
Hương vị đặc trưng thứ hai của mùa nước nổi là món Mắm kho bông súng. Món ăn ngày xuất hiện từ chính nhu cầu hàng ngày của người dân nơi đây. Khi nước lên, người dân vùng sông nước không thể canh tác ruộng lúa bởi cánh đồng đã hoàn toàn ngập nước. Cá thì nhiều ăn không hết nhưng rau lại hiếm. Chính vì thế, người dân đã mày mò tìm cách chế biến cá thành mắm, lấy mắm này kho với bông súng - loài hoa mọc nhiều vào mùa nước tạo thành một món ăn rất hấp dẫn.
Đầy đủ hơn thì sử dụng mắm này kho cùng thịt ba rọi, tép hoặc cà tím rồi ăn cùng với hoa bông súng thay cho rau. Đây là món ăn dân dã của người dân vùng sông nước, nhưng với hương vị đậm đà hấp dẫn món ăn dân dã đã thuyết phục nhiều khách du lịch khi đến tham quan vùng đất này từ nhiều năm qua. (Ảnh: Danviet).
Cá rô đồng cuốn lá sen non là hương vị đặc trưng thứ ba của mùa nước nổi, món ăn này nổi tiếng nhất ở Đồng Tháp Mười bởi nơi đây bạt ngàn sen. Cách chế biến món này khá đơn giản, cá rô đồng sau khi bắt về rửa sạch thì đem thui rơm cho chín thơm. Lá sen để sử dụng phải chọn những lá sen non, nằm gọn trong lòng bàn tay, mép lá còn cuốn chặt, tươi rói chưa kịp xòe mở. (Ảnh: Dongthapinfo).
Khi ăn, cá sẽ được gỡ làm đôi, đặt miếng cá vào giữa lá sen non, rắc thêm ít đậu phộng đã rang giòn, ít hành phi, cuộn chặt lại rồi chấm cùng nước mắm pha me. Đơn giản vậy thôi, nhưng ai đã từng được thưởng thức món ăn này sẽ không thể quen được vị béo thơm của cá rô đồng mùa nước nổi, vị thanh xen lẫn chút chát nhẹ của lá sen non và vị chua cay của nước chấm. Không cầu kỳ, không kiểu cách nhưng hương vị đặc trưng của vùng sông nước này đủ sức làm say lòng những vị khách khó tính nhất. (Ảnh: Donuongvietnam).
Gỏi sầu đâu cá sặc. Lá non và hoa sầu đâu được rửa sạch nhúng qua nước sôi bớt đắng, sau đó để ráo nước. Dưa leo thái mỏng, thơm cắt nhỏ vừa ăn, xoài thái mỏng hoặc xắt sợi. Cá sặc khô đem nướng hoặc chiên xé nhỏ, thịt ba rọi luộc cũng được cắt nhỏ, tất cả nguyên liệu trộn với chút gia vị. (Ảnh: Sieuthixanh).
Nước chấm là nước mắm me được chế biến đơn giản với nước me dầm đã bóc vỏ và đun sôi đến sệt, nêm nếm vừa ăn. Khi ăn món này cảm giác lúc đầu là vị đắng thanh kết hợp vị chua của nước chấm, càng nhai kĩ sẽ càng cảm nhận được vị ngọt của món gỏi sầu đâu. (Ảnh: Toibay).
Cá lóc nướng trui cuốn lá sen non. Đã từng một lần đến Đồng Tháp thì khó mà quên được vị chan chát, nhân nhẩn của lá sen non ăn cùng với miếng cá lóc nướng chấm vào nước mắm me. Nhét một phần rơm xuống phần đầu cá và bụng, sau đó phủ rơm lên toàn bộ và đem nướng. (Ảnh: Dvtc).
Người nướng phải biết cách nướng vừa đủ để cá chín tới, chín đều. Sau khi cá chín, dùng một bó rơm khô phủi sạch phần vảy cháy khét bên ngoài để lộ ra phần da chín vàng, thịt cá trắng nõn thơm lừng chấm cùng với muối ớt, nhâm nhi vài ly rượu và trò chuyện với bạn bè thì “đến thượng đế cũng phải thèm”. (Ảnh: Dongthaptourist).