Bánh vắt vai là thứ không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên của mỗi gia đình đồng bào Cao Lan trong ngày Tết Nguyên Đán. Ảnh: bacgiangtvTheo người dân ở đây, làm bánh vắt vai không quá cầu kỳ nhưng đòi hỏi phải khéo léo và có chút kinh nghiệm. Nguyên liệu làm bánh vắt vai gồm có gạo nếp Phì Điền (một loại gạo nương thơm ngon nổi tiếng ở Lục Ngạn), đường, đậu xanh, lá chuối, rau ngải cứu… Ảnh: danviet
Gạo nếp nghiền nhỏ bằng cối xay đá; lá ngải cứu luộc lẫn nước vôi trong cho bớt vị chát, đắng, sau đó nghiền nhỏ và trộn cùng bột nếp. Ảnh: youtubeSau đó là nặn bánh, nặn thành những viên tròn, rồi cho nhân bánh gồm đường, đậu xanh vào giữa. Ảnh: youtubeLá chuối tươi nướng qua trên than hồng rồi đem gói bánh. Ảnh: youtubeĐặt hai bên đầu của lá chuối một chiếc bánh, để có thể gập vào được và vắt lên vai. Như vậy mới gọi là bánh vắt vai. Ảnh: youtubeKhi gói xong, bỏ bánh vào nồi đưa lên bếp luộc cách thuỷ khoảng 2 tiếng. Ảnh: youtubeBánh chín vớt ra chờ ráo nước là có thể dùng được. Bánh đạt yêu cầu phải bảo đảm có màu xanh của lá chuối, hương thơm của đậu xanh và lá ngải cứu. Ảnh: danvietBánh vắt vai có vị thơm ngon, ngọt bùi, đậm đà... khó quên. Người dân thường vắt bánh trên vai khi đi đường, vì vậy có thể thưởng thức bánh bất cứ khi nào muốn. Ảnh: youtube
Bánh vắt vai là thứ không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên của mỗi gia đình đồng bào Cao Lan trong ngày Tết Nguyên Đán. Ảnh: bacgiangtv
Theo người dân ở đây, làm bánh vắt vai không quá cầu kỳ nhưng đòi hỏi phải khéo léo và có chút kinh nghiệm. Nguyên liệu làm bánh vắt vai gồm có gạo nếp Phì Điền (một loại gạo nương thơm ngon nổi tiếng ở Lục Ngạn), đường, đậu xanh, lá chuối, rau ngải cứu… Ảnh: danviet
Gạo nếp nghiền nhỏ bằng cối xay đá; lá ngải cứu luộc lẫn nước vôi trong cho bớt vị chát, đắng, sau đó nghiền nhỏ và trộn cùng bột nếp. Ảnh: youtube
Sau đó là nặn bánh, nặn thành những viên tròn, rồi cho nhân bánh gồm đường, đậu xanh vào giữa. Ảnh: youtube
Lá chuối tươi nướng qua trên than hồng rồi đem gói bánh. Ảnh: youtube
Đặt hai bên đầu của lá chuối một chiếc bánh, để có thể gập vào được và vắt lên vai. Như vậy mới gọi là bánh vắt vai. Ảnh: youtube
Khi gói xong, bỏ bánh vào nồi đưa lên bếp luộc cách thuỷ khoảng 2 tiếng. Ảnh: youtube
Bánh chín vớt ra chờ ráo nước là có thể dùng được. Bánh đạt yêu cầu phải bảo đảm có màu xanh của lá chuối, hương thơm của đậu xanh và lá ngải cứu. Ảnh: danviet
Bánh vắt vai có vị thơm ngon, ngọt bùi, đậm đà... khó quên. Người dân thường vắt bánh trên vai khi đi đường, vì vậy có thể thưởng thức bánh bất cứ khi nào muốn. Ảnh: youtube