Bánh chưng ngũ sắc. Dưới bàn tay khéo léo của chị Nguyễn Ngọc Hà, ở Đại La, Đống Đa, Hà Nội, chiếc bánh chưng ngũ sắc vô cùng đẹp mắt đã thu hút được nhiều người đặt mua. Bên trong bánh có 5 màu. 5 màu này gồm trắng, đỏ, tím, xanh, vàng tượng trưng cho ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, mang lại sự may mắn, bình an. Ảnh: hotdealsĐiều đặc biệt là màu sắc của bánh được làm hoàn toàn bằng nguyên liệu tự nhiên. Gạo màu xanh sử dụng từ nước của lá riềng xay, màu vàng từ nghệ tươi, màu đỏ của gấc, màu tím từ nếp cẩm hoặc màu nước lá cẩm. Khâu quan trọng nhất là lúc đổ gạo vào khuôn thật cẩn thận sao cho các màu không bị lẫn. Bánh có 5 vị khác nhau, hòa quyện nên rất dễ ăn, không bị ngấy. Ảnh: vietnamnetBánh chưng cốm là loại bánh rất đắt hàng mỗi dịp Tết đến. Nguyên liệu để làm bánh chưng cốm là cốm khô cùng với gạo nếp ngâm lá thơm tạo màu xanh. Nhân bánh chưng cốm thường là nhân ngọt, đỗ xanh được nấu giống chè kho, cũng có thêm thịt nạc bên trong. Ảnh: az24Bánh ăn rất ngon, bùi và thơm hương cốm. Khi cắt bánh chưng có màu vàng ngà của nhân đậu, màu đỏ hồng của thịt heo chín, màu trắng thấp thoáng của nếp dẻo thơm, màu xanh vàng của lá dong hay lá chuối, màu xanh ngọc của cốm. Ảnh: hanguyenfoodsBánh tét cắt ra chữ. Do sự mới lạ, độc đáo và mang nhiều ý nghĩa trong dịp Tết đến xuân về nên đòn bánh tét cắt ra chữ này được nhiều người đặt mua dịp cuối năm. Tuỳ theo yêu cầu khách đặt mà khi cắt bánh tét ra, sẽ có nhân là những chữ: Vạn sự như ý, Phát tài phát lộc, Mừng Xuân Ất Mùi….Ảnh: dacsanmientayNguyên liệu để làm ra đòn bánh tét cắt ra chữ gồm gạo nếp dẻo, đậu xanh đãi vỏ, lạp xưởng, tôm khô, thịt heo, trứng muối... Lá cẩm, lá ngót, gấc chín được nấu lên để lấy nước tạo màu cho bánh. Ảnh: sctvBánh chưng chay cũng giống như loại bánh chưng xanh thông thường, với vỏ ngoài gói bằng lá dong xanh, bên trong là gạo nếp dẻo, thơm. Nhưng điều đặc biệt chính là ở nhân bánh. Nhân bánh làm từ đỗ xanh luộc giã mịn và trộn với nấm hương, kèm theo đó là gia vị hòa vào đủ vừa với khẩu vị. Ảnh: lamsaoBánh chưng chay dù không có thịt nhưng vẫn mang một nét độc đáo riêng bởi vị mềm, dai của nấm hương. Ngoài ra nhân bánh cũng có thể được “biến tấu” bằng gấc, hạt sen, bí đao, dừa...Ảnh: vietnamanchayBánh tét “mật cật” đã làm nên thương hiệu món ăn truyền thống ở Phú Quốc. Thay vì gói bánh tét bằng lá dong hay lá chuối, người dân ở đây dùng lá mật cật để gói bánh. Uu điểm của lá mật cật là gói bánh để được lâu ngày trong khi bánh vẫn mềm dẻo. Ảnh: daophuquocBánh cũng dùng nhân đậu xanh và thịt mỡ nhưng không gói hình tròn mà gói hình tam giác, lạt buộc phải dùng gân của lá mật cật. Ảnh: wikivietnamBánh chưng đen (hay bánh chưng cẩm) là món bánh chưng truyền thống của người Tày ở huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn). Bánh có màu đen tím như hạt nếp cẩm nhưng lại rất mềm và dẻo, vị thanh mát. Bánh có dạng hình tròn, dài gần giống bánh tét ở miền Nam. Ảnh: ngaynayMàu đen tím của bánh được tạo từ tro của cọng rơm nếp. Nhân bên trong làm bằng đậu xanh bóc vỏ và miếng thịt ba chỉ, nhiều mỡ một chút. Bánh chưng cẩm ăn ngon nhất là khi nướng. Ảnh: proguide
Bánh chưng ngũ sắc. Dưới bàn tay khéo léo của chị Nguyễn Ngọc Hà, ở Đại La, Đống Đa, Hà Nội, chiếc bánh chưng ngũ sắc vô cùng đẹp mắt đã thu hút được nhiều người đặt mua. Bên trong bánh có 5 màu. 5 màu này gồm trắng, đỏ, tím, xanh, vàng tượng trưng cho ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, mang lại sự may mắn, bình an. Ảnh: hotdeals
Điều đặc biệt là màu sắc của bánh được làm hoàn toàn bằng nguyên liệu tự nhiên. Gạo màu xanh sử dụng từ nước của lá riềng xay, màu vàng từ nghệ tươi, màu đỏ của gấc, màu tím từ nếp cẩm hoặc màu nước lá cẩm. Khâu quan trọng nhất là lúc đổ gạo vào khuôn thật cẩn thận sao cho các màu không bị lẫn. Bánh có 5 vị khác nhau, hòa quyện nên rất dễ ăn, không bị ngấy. Ảnh: vietnamnet
Bánh chưng cốm là loại bánh rất đắt hàng mỗi dịp Tết đến. Nguyên liệu để làm bánh chưng cốm là cốm khô cùng với gạo nếp ngâm lá thơm tạo màu xanh. Nhân bánh chưng cốm thường là nhân ngọt, đỗ xanh được nấu giống chè kho, cũng có thêm thịt nạc bên trong. Ảnh: az24
Bánh ăn rất ngon, bùi và thơm hương cốm. Khi cắt bánh chưng có màu vàng ngà của nhân đậu, màu đỏ hồng của thịt heo chín, màu trắng thấp thoáng của nếp dẻo thơm, màu xanh vàng của lá dong hay lá chuối, màu xanh ngọc của cốm. Ảnh: hanguyenfoods
Bánh tét cắt ra chữ. Do sự mới lạ, độc đáo và mang nhiều ý nghĩa trong dịp Tết đến xuân về nên đòn bánh tét cắt ra chữ này được nhiều người đặt mua dịp cuối năm. Tuỳ theo yêu cầu khách đặt mà khi cắt bánh tét ra, sẽ có nhân là những chữ: Vạn sự như ý, Phát tài phát lộc, Mừng Xuân Ất Mùi….Ảnh: dacsanmientay
Nguyên liệu để làm ra đòn bánh tét cắt ra chữ gồm gạo nếp dẻo, đậu xanh đãi vỏ, lạp xưởng, tôm khô, thịt heo, trứng muối... Lá cẩm, lá ngót, gấc chín được nấu lên để lấy nước tạo màu cho bánh. Ảnh: sctv
Bánh chưng chay cũng giống như loại bánh chưng xanh thông thường, với vỏ ngoài gói bằng lá dong xanh, bên trong là gạo nếp dẻo, thơm. Nhưng điều đặc biệt chính là ở nhân bánh. Nhân bánh làm từ đỗ xanh luộc giã mịn và trộn với nấm hương, kèm theo đó là gia vị hòa vào đủ vừa với khẩu vị. Ảnh: lamsao
Bánh chưng chay dù không có thịt nhưng vẫn mang một nét độc đáo riêng bởi vị mềm, dai của nấm hương. Ngoài ra nhân bánh cũng có thể được “biến tấu” bằng gấc, hạt sen, bí đao, dừa...Ảnh: vietnamanchay
Bánh tét “mật cật” đã làm nên thương hiệu món ăn truyền thống ở Phú Quốc. Thay vì gói bánh tét bằng lá dong hay lá chuối, người dân ở đây dùng lá mật cật để gói bánh. Uu điểm của lá mật cật là gói bánh để được lâu ngày trong khi bánh vẫn mềm dẻo. Ảnh: daophuquoc
Bánh cũng dùng nhân đậu xanh và thịt mỡ nhưng không gói hình tròn mà gói hình tam giác, lạt buộc phải dùng gân của lá mật cật. Ảnh: wikivietnam
Bánh chưng đen (hay bánh chưng cẩm) là món bánh chưng truyền thống của người Tày ở huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn). Bánh có màu đen tím như hạt nếp cẩm nhưng lại rất mềm và dẻo, vị thanh mát. Bánh có dạng hình tròn, dài gần giống bánh tét ở miền Nam. Ảnh: ngaynay
Màu đen tím của bánh được tạo từ tro của cọng rơm nếp. Nhân bên trong làm bằng đậu xanh bóc vỏ và miếng thịt ba chỉ, nhiều mỡ một chút. Bánh chưng cẩm ăn ngon nhất là khi nướng. Ảnh: proguide