Phần khó nhất trong khâu làm bánh là tìm và lấy được trứng kiến. Phải những người có kinh nghiệm mới không lấy nhầm loại kiến độc gây nguy hiểm.Thực vậy, không phải loại trứng kiến nào cũng có thể tận dụng để làm nhân bánh, người ta phải vào rừng tìm loại kiến đen, có thân nhỏ, đuôi nhọn thường làm tổ trên cây vầu, nứa hay cây găng. Tổ kiến màu đen, hình tròn hoặc hình bầu dục, được làm từ lá cây mục kết chặt vào cành cây. Người dân chỉ hạ tổ kiến khi gặp nắng to. Lúc này, kiến sẽ nhanh chóng tản ra ngoài để lại những hạt trắng muốt như gạo. Muốn kiến bỏ đi nhanh và không tha theo trứng, người dân thường cho thêm mấy cành cây bỏ vào chậu. Ngoài ra, người ta còn dùng khăn sạch quét đều trên miệng chậu, khi đó những hạt bụi bẩn sẽ bám vào khăn, làm cho chậu trứng kiến sạch và ngon hơn.Trứng kiến khi bắt về được đãi nhẹ tay trong nước ấm để những hạt trứng nhỏ li ti màu trắng không bị vỡ. Sau đó, để ráo nước rồi ướp một chút bột nêm trước khi cho vào chảo đã phi hành thơm cho chín. Trước kia, nhân bánh chỉ có trứng kiến phi với hành mỡ và gia vị. Hiện người dân còn trộn thêm thịt bằm do nguồn nguyên liệu ngày càng hiếm. Dù vậy, chỉ một chút li ti trứng kiến thôi cũng đủ để người ăn trải nghiệm vị bùi bùi đặc trưng. Bánh trứng kiến không quá phức tạp, chỉ cần một lớp bột nếp dát mỏng, áp vào lá vả sau đó cho trứng kiến đã phi thơm lên trên rồi áp tiếp lá vả bên ngoài, đem đi hấp cách thủy là xong.Khi ăn, bóc lớp vỏ bên ngoài là có thể thưởng thức được hương vị thơm ngon đặc trưng. Không ít người lần đầu ăn bánh trứng kiến cảm thấy hơi ngai ngái song nhanh chóng bị chinh phục chỉ sau vài lần thưởng thức. Ngoài dùng để làm bánh, trứng kiến còn được tận dụng để làm xôi, bánh, ăn gỏi hoặc nấu cháo… Nhìn chung so với các món này, xôi trứng kiến phổ biến hơn nhiều nhờ vị béo của mỡ hành, bùi bùi của trứng kiến, thơm dẻo của xôi nếp.
Phần khó nhất trong khâu làm bánh là tìm và lấy được trứng kiến. Phải những người có kinh nghiệm mới không lấy nhầm loại kiến độc gây nguy hiểm.
Thực vậy, không phải loại trứng kiến nào cũng có thể tận dụng để làm nhân bánh, người ta phải vào rừng tìm loại kiến đen, có thân nhỏ, đuôi nhọn thường làm tổ trên cây vầu, nứa hay cây găng. Tổ kiến màu đen, hình tròn hoặc hình bầu dục, được làm từ lá cây mục kết chặt vào cành cây.
Người dân chỉ hạ tổ kiến khi gặp nắng to. Lúc này, kiến sẽ nhanh chóng tản ra ngoài để lại những hạt trắng muốt như gạo. Muốn kiến bỏ đi nhanh và không tha theo trứng, người dân thường cho thêm mấy cành cây bỏ vào chậu. Ngoài ra, người ta còn dùng khăn sạch quét đều trên miệng chậu, khi đó những hạt bụi bẩn sẽ bám vào khăn, làm cho chậu trứng kiến sạch và ngon hơn.
Trứng kiến khi bắt về được đãi nhẹ tay trong nước ấm để những hạt trứng nhỏ li ti màu trắng không bị vỡ. Sau đó, để ráo nước rồi ướp một chút bột nêm trước khi cho vào chảo đã phi hành thơm cho chín.
Trước kia, nhân bánh chỉ có trứng kiến phi với hành mỡ và gia vị. Hiện người dân còn trộn thêm thịt bằm do nguồn nguyên liệu ngày càng hiếm. Dù vậy, chỉ một chút li ti trứng kiến thôi cũng đủ để người ăn trải nghiệm vị bùi bùi đặc trưng.
Bánh trứng kiến không quá phức tạp, chỉ cần một lớp bột nếp dát mỏng, áp vào lá vả sau đó cho trứng kiến đã phi thơm lên trên rồi áp tiếp lá vả bên ngoài, đem đi hấp cách thủy là xong.
Khi ăn, bóc lớp vỏ bên ngoài là có thể thưởng thức được hương vị thơm ngon đặc trưng. Không ít người lần đầu ăn bánh trứng kiến cảm thấy hơi ngai ngái song nhanh chóng bị chinh phục chỉ sau vài lần thưởng thức.
Ngoài dùng để làm bánh, trứng kiến còn được tận dụng để làm xôi, bánh, ăn gỏi hoặc nấu cháo… Nhìn chung so với các món này, xôi trứng kiến phổ biến hơn nhiều nhờ vị béo của mỡ hành, bùi bùi của trứng kiến, thơm dẻo của xôi nếp.