Bi hài chuyện tiền mừng đám cưới

Google News

Mùa cưới với dồn dập thiệp mời khiến không ít người nhận tin vui mà bối rối. Về phía "nhà tổ chức" cũng có lắm chuyện bi hài.

Thời điểm mùa cưới đang diễn ra, cư dân mạng xôn xao về tấm hình chụp bản kê khai chi tiết về các khoản chi phí chuẩn bị cho đám cưới kèm lời nhắc nhở khách mời đi quà mừng cho đúng quy định: “Chi phí ph‌át sin‌h đám cưới quá lớn nên mong các bạn hữu, cô chú, anh chị khi nhậ‌n thiế‌p xin đi đông đủ và: đi 1 người (300k), đi 2 người (500k), 1 gia đình (2 vợ chồng + 2 co‌n nh‌ỏ = 1 triệu). Quý khách đi không được vu‌i lòng chuyển khoản tiền mừng vào 2 số tài khoản của cô dâu, chú rể dưới đây! Xin cảm ơn! Đi đám cưới là giữ giùm, rồi sẽ trả lại!".
Bi hai chuyen tien mung dam cuoi
Thông báo chi phí đám cưới và quy định tiền mừng gây tranh cãi trên mạng. Ảnh từ Facebook 
Bài viết trên được cho là của một chú rể đang chuẩn bị cưới đăng trên trang cá nhân và nhận được sự quan tâm của nhiều người vì đã đề cập đến một vấn đề nhiều người băn khoăn, ấm ức. Một số ý kiến khác cho rằng đây chỉ là một trò đùa của cư dân mạng chứ ngày cưới là ngày trọng đại, ai lại “thực dụng đến mức thô thiển” như thế.
Có người ủng hộ, cho rằng chú rể làm thế cũng không có gì quá đáng và số tiền quy định ở mức phù hợp. Chú rể “thô” nhưng “thật”, bởi đã có nhiều câu chuyện dở khóc dở cười xảy ra về chuyện tiền mừng đám cưới. Do khách mời không đi, hoặc tiền mừng quá ít trong khi chi phí đám cưới quá cao khiến cô dâu chú rể phải ôm “cục nợ” sau đám cưới.
Một người chia sẻ: “Đám cưới mình tổ chức ở khách sạn lớn, đặt suất tiệc tương đối cao nhưng gia đình đi 3 người mà vô tư bỏ phong bì chỉ 300 ngàn. Thế là chấp nhận lỗ trong ngậm ngùi bởi tiền mừng thì khách muốn đi bao nhiêu thì tuỳ, đâu có bắt ép được”. Ngoài việc tiền mừng không bằng suất ăn còn xảy ra trường hợp, khách mời không đi mà không báo khiến gia chủ thừa bàn tiệc ê chề.
Thật ra, những tình huống trên không phải làm hiếm, không ít gia đình lâm vào cảnh nợ nần khi tổ chức cưới lớn mà số tiền mừng thu về không bù đủ chi phí. Nhiều đám cưới mời khách quá đông, cứ biết mặt là gửi thiệp mời, dẫn đến tình trạng đặt tiệc theo số lượng mời nhưng khách đến thực tế lại rất ít. Khi đám cưới diễn ra, hôn trường có rất nhiều bàn tiệc để trống, khách mời ngồi rời rạc khiến không khí kém vui.
Bi hai chuyen tien mung dam cuoi-Hinh-2
Đám cưới là dịp "chia vui" chứ không phải "chia lo lắng" với cô dâu chú rể. Ảnh minh họa 
Người từng "ế" tiệc cưới hay khuyên kẻ đi sau: Lúc lên danh sách khách mời, cô dâu chú rể cần xem xét mức thân tình để biết người ta có đến dự hay không mà tính toán. Thông thường, để đảm bảo không bị thừa bàn tiệc, gia chủ chỉ đặt khoảng hai phần ba so với số lượng mời, số còn lại đưa vào dự phòng. Hiếm có đám cưới nào mà khách mời đi đủ một trăm phần trăm số lượng theo danh sách mời. Ngoài ra, tổ chức đám cưới cần lưu ý đến địa điểm, một số người chọn nơi tổ chức sang trọng trong khi kinh tế hạn hẹp, khách mời bình dân thì khó tránh việc bù chi phí.
Đám cưới là ngày hạnh phúc của cô dâu chú rể và khách mời đều là những người thân tình đến chia sẻ niềm vui. Để cho niềm vui của đôi uyên ương được trọn vẹn khách mời cũng nên để ý đến chuyện tiền mừng. Không chỉ xét về mức độ thân thiết mà còn phải xem địa điểm tổ chức ở đâu để mừng tiền cho phù hợp. Không thể đi ăn cưới ở khách sạn sang trọng cũng mừng số tiền như đám cưới tổ chức ở nhà.
Nếu không đến dự tiệc được nên báo sớm cho gia chủ để họ tính toán sắp xếp. Thậm chí có thể chuyển tiền mừng vào tài khoản của cô dâu chú rể. Đó không phải là tính toán chi li hay sống thực dụng vụ lợi, mà là một cách cư xử cần thiết để chia sẻ với người tổ chức cưới, bên cạnh những lời chúc phúc.
Theo Huy Khang/Phunuonline

>> xem thêm

Bình luận(0)